Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nhắc đến các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thi nhân Nguyễn Khuyến. Những vần thơ của tác giả nhẹ nhàng, giàu giá trị và thấm đẫm bài học triết lý sâu sắc góp phần xây dựng thành công cho nền văn học Việt Nam. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến, bạn cùng Anybooks tham khảo ngay bài viết này nhé!
1. Tiểu sử cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi sinh năm 1835 tại Nam Định. Từ thuở nhỏ thi nhân đã nổi tiếng là người thông minh, ham học hỏi, cần cù và có ý chí cầu tiến. Chính vì vậy, năm 1964 tác giả đã đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội.
Đến năm 1871, thi nhân đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, tác giả được bổ nhiệm làm Đốc Học, sau đó được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa.
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Khuyến nổi tiếng là vị quan chính trực, thanh liêm, được dân quý mến và tôn trọng. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của thi nhân đối với nhân dân. Vì làm quan trong thời loạn lạc, đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược nên mong muốn bình trị thiên hạ của thi nhân không được thực hiện.
Năm 1877, tác giả làm Bố Chính tại tỉnh Quảng Ngãi nhưng đến năm 1878 ông bị điều về Huế giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Mặc dù cuộc đời tác giả phải sống giữa thời kỳ yêu nước bị dập tắt nhưng ông đã từ chối việc đầu quân vào thực dân Pháp. Năm 1884, Nguyễn Khuyến đã từ quan về quê Yên Đỗ ở ẩn, sống cuộc đời an nhà và qua đời ở đây năm 1909.
2. Phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, dòng thơ gợi cảm, mỹ lệ, giàu cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương.
Trong thơ chữ nôm, tác giả vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thi nhân có sáng tác thơ chữ Hán nhưng hầu hết là thơ trữ tình. Cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều mang về những thành công và tạo nên giá trị cho nền văn học Việt Nam.
Những bài thơ luôn gợi tả chân thực hình ảnh và tâm trạng của nhà thơ nhờ ngôn ngữ đậm chất trữ tình, tả cảnh đầy tâm trạng và lấp láy giàu nhạc điệu. Nhờ đó, các tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp.
Ngoài ra, độc giả còn thấy được tình yêu dành cho thiên nhiên, con người, đất nước, tình bạn và tình cảm gia đình cũng là nội dung phổ biến trong tác phẩm của nhà thơ. Nổi bật nhất là bài thơ thu điếu, Nguyễn Khuyến dùng câu “ao thu lặng lẽ nước trong veo” “ tựa gối ôm cần lâu chẳng được, cá đâu đớp động dưới chân bèo” đã thể hiện hình ảnh sinh động, chân thực và sức gợi tả mạnh mẽ đi vào lòng người.
Nguyễn Khuyến sử dụng ngôn ngữ trào phúng, nhiều cung bậc kết hợp với một chút hóm hỉnh, cường điệu chơi chữ của ông rất điêu luyện tài tình. Tác giả tinh tế chuyển những hoạt động trong đời thường thành những câu thơ điêu luyện với ngôn ngữ nhẹ nhàng, bám sát với đời sống của người lao động. Qua phong cách nghệ thuật độc đáo và những giá trị Nguyễn Khuyến để lại cho nền văn học Việt Nam, chúng ta có thể kết luận rằng Nguyễn Khuyến chính là bậc thầy của làng thơ Việt Nam với hồn thơ giàu cảm xúc, hình ảnh chân thật, thôn quê đầy sự thương yêu.
3. Sự nghiệp sáng tác và một số tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến nổi tiếng với các tập thơ như: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,.. Cụ thể là một số tác phẩm và để lại giá trị to lớn cho nền văn học Việt Nam như: Bạn đến chơi nhà, Muốn lấy chồng, Khóc Dương Khuê, Than nghèo, than già, than nợ, cảnh Tết, cảnh già, châu chấu đá voi, Đề Tranh Tố Nữ, Cáo quan về ở nhà, chợ đồng, chừa rượu, thầy đồ mắc lừa gái,... cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Trong đó, 3 tác phẩm về mùa thu là Thu Vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Đây chính là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Khuyến, có nội dung về cuộc đời, đầy lòng trắc ẩn, than nghèo, than già và than nợ. Tác phẩm giàu giá trị biểu cảm với hình ảnh thơ văn đơn sơ, bình dị và cực sống động kết hợp cùng những hình ảnh bình dị trong cuộc sống thường ngày. Điển hình là các hình ảnh bình dị nhưng có sức sống mãnh liệt như: chiếc thuyền bé tẻo tèo teo, ngõ trúc quanh co, chiếc thuyền, trăng trôi, thấp le te,...
Nguyễn Khuyến có biệt tài là gợi tả, mang đến cho độc giả cảm giác gần gũi như đang nhìn thấy trước mắt với màu xanh biếc của nước, của trời, của tre, của bè hay màu đỏ hoe của mắt, màu sáng của trăng, màu sương giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên bao la của tác giả. Hiện nay, nhân dân ta đã đặt tên cho rất nhiều con đường hay ngôi trường mang tên Nguyễn Khuyến để tưởng nhớ vị thi nhân tài ba này.
4. Nhận định về thi nhân Nguyễn Khuyến
“Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.” - Xuân Diệu
Cho đến khí vị thanh đạm…, đồng thời cũng chan chứa mối thông cảm của ông đối với đời sống lao động của người nông dân. - Lê Trí Viễn
Làng quê Việt Nam đã hiện lên trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, đường nét, mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc đến say đắm và điều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính tâm hồn thi nhân. - Nguyễn Đức Quyền
Xem thêm:
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ này của Anybooks nhé!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
Tế Hanh là một trong những cây bút thơ văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam nói chung và thời tiền...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn mộc mạc, bình dị của thôn quê Nam Bộ. Những tác phẩm của chị luôn thu...
Tiểu sử cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan - một nữ sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm giá trị mang đầy...
Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
Nhắc đến những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua một nhà văn...
Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị
Tác giả Philip Kotler là vị giáo sư nổi tiếng và huyền thoại của ngành tiếp thị hiện đại thế giới....
Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời
Lép Tôn-xtôi không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một tiểu thuyết gia lớn nhất nước Nga...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác...
Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời
Hồ Biểu Chánh được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt...

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất