Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Có ba điều hiếu, đại hiếu là tôn trọng cha mẹ, thứ đến là không làm nhục cha mẹ, thấp nhất là nuôi được cha mẹ. – Tăng Tử
Chữ hiếu nghĩa là yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ, mở rộng ra là những người thân trong gia đình, những người có công ơn nuôi dưỡng và chăm sóc ta nên người. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã coi trọng đạo lý làm người này, cho rằng chữ hiếu là nguồn gốc của mọi phẩm chất khác. Không nhiều người hiểu được tấm lòng của những bậc làm cha, làm mẹ, làm ông, làm bà, vì vậy người xưa thường dùng những những câu chuyện cổ tích để giáo dục con cháu biết hiếu kính với ông bà, tổ tiên. “Tích Chu” là một trong những câu chuyện như thế.
Vài nét về truyện cậu bé Tích Chu
Câu chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Hàng ngày, bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần… rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
Ý nghĩa câu chuyện
* Bài học về lòng hiếu thảo
Đây là ý nghĩa quan trọng và nổi bật nhất của câu chuyện, mở đầu bằng mô típ quen thuộc, Tích Chu là cậu bé ham chơi, không bao giờ quan tâm đến người khác, luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình nên cũng không biết yêu thương. Người bà là gia đình, nhưng cậu bé không đủ nhận thức điều đó quan trọng thế nào, nên mới bỏ bê phá phách, làm buồn lòng bà. Câu chuyện đã xây dựng tình huống đặc sắc, khi để người bà hóa thành chim để cậu bé buộc phải đối diện và nhận ra sai lầm của mình lớn đến thế nào, để cậu buộc phải hành động và thay đổi. Tác phẩm phê phán những đứa trẻ ham chơi, không biết hiếu kính với ông bà, không biết quan tâm và chăm sóc họ khi họ đã già hiếu. Đồng thời là bài học răn đe những đứa cháu phải biết yêu thương ông bà ngay từ khi còn nhỏ, đó là đạo đức làm người, cội nguồn của tâm hồn.
Ông cha ta có câu:
Uống nước nhớ nguồn.
Đối với những người ta mang ơn ta luôn phải ghi nhớ, huống gì ông bà là những người yêu thương chúng ta vô bờ bến, không màng quyền lợi, lại càng phải yêu thương quan tâm, để đền đáp công ơn to lớn đó.
*Bài học về cách giáo dục
Trẻ em như tờ giấy trắng, những người lớn là những người sẽ viết lên nó đầu tiên, trắng hay đen tùy thuộc vào cách định hướng, Tích Chu trở nên ham chơi, vô tâm một phần cũng do cách dạy sai của bà, quá nuông chiều cháu dẫn đến việc cậu bé ỷ lại vào tình yêu thương, cũng như không được xây dựng phẩm chất từ nhỏ, nên không có những nhận thức đúng đắn. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc, phải dạy dỗ những đứa con của mình một cách cứng rắn, phải mạnh mẽ ngay từ lúc còn thơ, không nên mềm lòng mà làm hỏng cả một đời người sau này. Cách giáo dục vô cùng quan trọng, nếu dạy sai, chỉ vì cách yêu thương không đúng thì chỉ có hại chứ không có lợi.
Những bậc cha mẹ, ông bà có sự ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con trẻ, vì vậy người lớn phải làm gương trước cho trẻ con, sau đó là nghiêm khắc với những lỗi lầm, câu nói “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là vì vậy.
* Bài học về nỗ lực khắc phục lỗi lầm
Tích Chu không dễ dàng để kiếm được nước cho bà, cũng không dễ dàng giúp bà trở thành người. Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng mắc những lỗi lầm, nhưng không dễ dàng để sửa chữa được nó, cần phải cố gắng nỗ lực không ngừng để sửa chữa. Bởi cuộc sống thì không hoàn hảo, lỗi lầm thì luôn luôn có, hoặc chúng ta cần phải hạn chế hết sức có thể, hoặc chúng ta phải dùng mọi cách để bù đắp lại những lỗi lầm đó, nhất là những lỗi lầm với người thân của mình. Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu nhắc nhở chúng ta phải biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không ham chơi. Đồng thời các em cũng thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình, giống như cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn tìm đến con suối lấy nước cho bà với mong ước bà của mình trở lại thành người.
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất cả trái tim của mình, bởi không có gì quý giá hơn tình cảm gia đình.
Thảo Nguyên
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều
Không chỉ thành công về mặt nội dung, truyện Kiều của Nguyễn Du còn đạt đến đỉnh cao hoàn mĩ của...
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm mang đậm không khí sử thi, một lối viết...
Văn nghị luận xã hội về con lật đật
Con lật đật ấy cũng thật bản lĩnh, kiên cường. Từ khi sinh ra đến khi già đi rồi chết, nó vẫn đứng...
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Suy nghĩ về câu nói "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và...
Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của...
Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Có thể nói, Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con...
Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học
Khi chúng ta tự học, tức là chúng ta tự tìm cách học hỏi, tự tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mới...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất