Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Mùa thu tới, mang theo màu sắc thê lương, ảm đạm, với gió heo may se se lạnh, mang theo cả những chiếc lá vàng nhẹ rơi khẽ trong làn gió, bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ là mùa làm cho lòng người chất chứa nhiều bâng khuâng, suy tư; cũng là mùa tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho các người nghệ sĩ. Trong văn học xưa, ta bát gặp được một Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu đã tạo nên tiếng vang lớn đến ngày hôm nay. Nhưng để lột tả được hết bức tranh thiên nhiên mùa thu cũng như nỗi lòng của nhà thơ yêu nước thì có lẽ bài thơ “Câu cá mùa thu” đã thành công với điều đó. “Câu cá mùa thu”, hay còn được biết đến với cái tên “Thu điếu”, được sáng tác trong quãng thời gian tác giả về ở ẩn tại quê nhà.
- Tổng hợp những câu nói, nhận định văn học hay nhất
- Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri
- Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ
Tiếp xúc với bài thơ, điều đầu tiên mà người đọc thấy ấn tượng là nghệ thuật gieo vần “eo”. Sự vật dường như vốn nhỏ nay càng trở nên nhỏ bé hơn, kết tinh trong khuôn khổ của nó. Trời thu vốn đã mang khí lạnh nay lại càng “lạnh lẽo” hơn. Nước ao trong nay càng trong vắt hơn nữa. Khoảng không gian rộng lớn làm cho hình ảnh “chiếc thuyền câu” vốn nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn nay lại càng nhỏ bé hơn. Hình ảnh chiếc lá trong câu thơ:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
làm cho người đọc chợt nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến, cụm động từ “khẽ đưa vèo” dường như nó đạt tới cái cực nhỏ của âm thanh, đối lập với “hơi gợn tí” ở câu thơ trước đó:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Sự đối lập giữa cái cực nhỏ của hình khối với cái cực nhỏ của âm thanh đã thêm tô điểm cho sự tĩnh lặng của không gian mùa thu. Chiếc lá ấy của Nguyễn Khuyến so với của Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Người đọc và cả tác giả dường như không thể kiểm soát được rằng liệu ảo ảnh đó liệu nó có tồn tại hay chỉ là hư vô. Bức tranh mùa thu dường như có chút khẽ lay động dưới nét phác họa của nhà thơ.
Toàn bộ bức tranh mùa thu được vẽ lên như một bức vẽ tí hon có thể nằm gọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có nét gì đó dễ thương, cuốn hút lạ thường. Nó như thâu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Bắc Bộ im lìm, vắng lặng nhưng có một sức sống mãnh liệt. Và đến đây, bức tranh ấy được mở rộng tầm nhìn ra, nhà thơ nhìn từ khoảng nhỏ bé của “ao thu” hướng về bầu trời xanh ngắt, rộng lớn:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác ngỡ ngàng rằng mây đang đứng yên chứ không còn chuyển động nữa. Có một điều đặc biệt là trong cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta đều bắt gặp hình ảnh bầu trời xanh ngắt:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
hay:
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt
Dường như màu xanh ấy không còn chỉ là của bầu trời mùa thu, mà nó còn hiện lên trong trái tim của người thi sĩ.
Nếu như ở năm câu thơ trước đó, người đọc được thưởng thức bức tranh thiên nhiên mùa thu với đủ màu sắc, đường nét, hình khối, thì ở câu thơ thứ sáu, người đọc vẫn nhìn thấy hình ảnh của thiên nhiên, nhưng ẩn sau đó là nỗi lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ:
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Phải chăng câu thơ ấy nói lên được nỗi niềm thầm kín của tác giả? Nguyễn Khuyến có lần tự thấy mình như một cành cô trúc đó thôi! Lẻ loi và cô đơn, vắng teo trước thời cuộc rộn ràng. Đó là tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước, nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn thân song không nhàn tâm, Nguyễn Khuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ.
Đến hai câu thơ kết, bức tranh thiên nhiên xuất hiện một đối tượng khác:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Thu điếu ở đây có nghĩa là mùa thu câu cá. Ở sáu câu thơ đầu mới chỉ có cảnh vật, ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, ngõ trúc, tầng mây. Mãi cho tới hai câu thơ cuối, ta mới thấy được hình ảnh người câu cá. Tư thế câu cá thật nhàn nhã: “tựa gối buông cần”, nhưng lại có sự chờ đợi: “lâu chẳng được”. Tác giả như chợt tỉnh giấc khi mơ hồ nghe tiếng cá đâu đớp động dưới chân bèo. m thanh ấy như đánh thức cả bức tranh cảnh vật tĩnh lặng, nhưng rồi cũng dần dần phai đi nhờ việc gieo vần “eo”. Hình ảnh người câu cá dường như không còn chỉ tựa gối câu cá bình thường nữa, mà dường như đang thu mình lại để suy ngẫm về sự đời, về thời cuộc.
Có thể nói, “Câu cá mùa thu” là bài thơ của làng quê Việt Nam, đặc biệt là làng quê vùng Bắc Bộ. Qua bài thơ này, người đọc được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp hiện lên giữa thời cuộc đầy những biến động. Người đọc còn cảm nhận được nỗi lòng, tâm trạng của một nhà thơ, một người ẩn sĩ với lòng yêu nước sâu sắc.
Viết bởi Diệp Tư Viễn
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Mỗi chi tiết trong “Hai đứa trẻ” được Thạch Lam khắc hoạ một cách sinh động, cụ thể với ngôn...
Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ vội vàng của Xuân Diệu
Xuân Diệu – một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến qua phong cách sáng...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 11
Để tạo nên một bài văn hay không thể thiếu những nhận định về bài thơ, dưới đây là tổng hợp...
Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
“Ông đồ” là niềm hoài cổ của tác giả đối với nét đẹp truyền thống đang dần mai một. Bài...
Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc....
Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi
Những ai yêu thích truyện cổ tích Việt Nam thì luôn nhận được rất nhiều bài học quý giá từ kho tàng...

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất