Nhà văn Victor Hugo - Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Victor Hugo là một trong những nhà văn hàng đầu của thế giới, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử văn học nước Pháp. Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch lớn của dòng văn học lãng mạn thế kỷ XIX, những sáng tác của ông không chỉ phản ánh lịch sử, văn hóa và cách mạng Pháp mà còn là biểu tượng mẫu mực của lòng nhân ái. Những tác phẩm của ông được xếp vào hàng kinh điển của thế giới, trở thành những áng văn chương mẫu mực, không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang tầm vóc lịch sử.
Cuộc đời và những biến cố
Victor Marie Hugo là con trai út của vị tướng triều đình Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) với bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Hai người anh lớn của ông là Abel Joseph Hugo (1798-1855) và Eugène Hugo (1800-1837). Năm 1811, Victor cùng với anh trai Eugène được gửi trọ học tại trường Collège des Nobles, Madrid. Khoảng năm 1813, ông về Paris sống với mẹ, lúc này đã chia tay cha ông và đi lại với tướng Victor Fanneau de la Horie. Tháng 9 năm 1815, ông vào trọ học tại trường Cordier. Theo Adèle Hugo, đây là khoảng thời gian mà Victor Hugo bắt đầu làm thơ. Ông tự mày mò học vần và luật. Được mẹ và anh trai ủng hộ, Victor đã tỏ rõ tham vọng lớn lao của mình khi ông viết trong nhật ký lúc mới 14 tuổi: "Tôi muốn trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!".
Năm mười chín tuổi mẹ của ông qua đời, hai năm sau V.Hugo kết hôn với người bạn ấu thơ là Adèle Foucher và có bốn người con nhưng giống như cha mẹ, cuộc sống của hai người không hề êm ả và hạnh phúc. Căn hộ của họ tại Paris trở thành nơi gặp gỡ của những nhà văn đầy tham vọng của Phong trào lãng mạn thời kỳ đó.Người con gái đầu tiên của ông sớm ra đi trong một vụ lật thuyền ở sông Seine cùng với chồng khi cô chưa đầy hai mươi tuổi, người con gái thứ hai của Hugo là Adèle (cô trùng tên với mẹ của mình) thì sớm mắc bệnh tâm thần và suốt đời sống trong bệnh viện. Hai người con trai của ông đều theo con đường của bố, người viết văn, người làm báo song rồi cũng mất khi còn rất ít tuổi.
Như vậy, Victor Hugo hết lần này đến lần khác chứng kiến cảnh người thân lần lượt ra đi, đến cuối cùng gần như trơ trọi, chỉ còn duy nhất một người con gái trong bệnh viện tâm thần và hai đứa cháu nội. Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
Sự nghiệp văn chương
Cuộc đảo chính vào cuối năm 1851 đã lật đổ chế độ cộng hòa, Hugo đã bị đày ra nước ngoài trong suốt mười chín năm nhưng đây có thể coi là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông khi hàng loạt tập thơ và tiểu thuyết ra đời.
Ngay cả khi nhận được lệnh ân xá của Napoleon đệ tam, V.Hugo cũng nhất quyết không quay về, ông kịch liệt chống đối chế độ đế chế thứ II, lên án gay gắt sự phản bội và áp bức của triều đình. Một cuộc đời sáng chói, bao la rộng mở, không những với thi văn siêu việt, còn là nhà biên kịch, lý luận, phê bình mà tất cả siêu lý đó còn lưu truyền đến ngày nay. Hugo đã sống và làm việc như một đỉnh cao trí tuệ, sáng láng và thăng hoa. Dẫu rằng ở một xã hội cuồng si, chết chóc, tù đày…tất cả xẩy ra trước mặt ông, không thể cầm lòng và từ đó nhào nặng vào sáng tạo nghệ thuật, vẽ lên một bối cảnh của con người và xã hội, đi vào thi ca, hội họa và những áng văn chương bất tử như ‘Những Kẻ Khốn Cùng” hay “Thằng Gù Thành Đức Bà”. Sự nghiệp của ông phản ảnh được phần nào cái sa ngã của Pháp quốc đề rồi tìm kiếm một thế quân bình chính trị vào thời ấy ở thế kỷ thứ mười chín. Cái thời mà đất nước nằm trong tay chuyên chế và vô chính phủ.
V.Hugo sáng tác và xuất bản một số tập thơ như Lá thu, Khúc hát hoàng hôn, Tiếng nói bên trong, Tia sáng và bóng tối, tất cả đều chứa đựng lòng thương xót dành cho những kiếp người khốn khổ và lòng tin vào sức mạnh của nhân dân. Hugo cũng viết một vài tiểu thuyết khác như Lao động biển cả, Thằng cười và một vài khảo luận khác như William Shakespeare. Sau khi trở về Pháp, ông ít sáng tác hơn và chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính trị.
Phong cách nghệ thuật
Là một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học lãng mạn, V. Hugo chủ trương dùng tình thương để thanh lọc cuộc sống. Các tác phẩm của ông đều được xây dựng dựa trên hai thái cực xấu – ác, thiên đường – địa ngục. Sự đấu tranh không ngừng giữa các thế lực này tạo nên một vũ trụ văn chương mang đầy tính nhân văn. Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.
Tôn thờ tình thương, nhà văn cho rằng văn chương sinh ra là để thanh lọc cuộc sống, là người đứng đầu dòng văn học lãng mạn lúc bấy giờ, các tác phẩm của Victor Hugo đều là những biểu tượng mẫu mực của thi pháp này, trong số đó nổi bật nhất là hai cuốn tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris và Những người khốn khổ. Tuy thuộc trường phái lãng mạn, nhưng theo khuynh hướng tích cực. Nhà văn kêu gọi tình thương giữa người với người, để bài trừ cái xấu trong xã hội. Những tác phẩm của ông đều phản ánh sự thật theo hướng khách quan nhất, đồng thời bài trừ bạo lực, hướng đến một thế giới hòa bình và ấm no hơn.
Victor Hugo là nhà văn lớn của thế giới, các tác phẩm của ông đều được xếp vào hàng kinh điển, mang giá trị lịch sử to lớn, như một nước Pháp thu nhỏ. Ông đã khẳng định vai trò của văn học trong quá trình vận động của lịch sử, đồng thời nâng cao triết lý tình thương của mình trong mỗi tác phẩm văn học.
Xem thêm:
- Những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam và thế giới
- Những câu nói hay về tình yêu của các nhà văn nổi tiếng
Thảo Nguyên
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh được thể hiện qua bài thơ Sóng
Một hồn thơ mãnh liệt nhưng nữ tính, cao cả nhưng giản dị, ở “Sóng” tụ hội mọi vẻ đẹp của...
Cuốn theo chiều gió - Câu chuyện về một tình yêu kì lạ
“Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm kinh điển của thế giới, với sự lồng ghép giữa tình yêu và...
Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tập trung vào bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự khéo léo trong...
Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam
Văn học lãng mạn đã thổi một làn gió rất mới và là một trào lưu văn học Việt Nam, đồng thời...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, với những áng thơ mang đậm chất trữ tình và khẳng...
Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam
Với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng Thạch Lam chính là một trong những cái tên nhà văn nổi tiếng của...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất