Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ Tú Mỡ mang đến cho độc giả nhiều cảm xúc trong thơ ca.
Tiểu sử
Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu (1900 – 1976) là một nhà thơ trào phúng Việt Nam.
Tú Mỡ sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900 tại phố Hàng Hòm (Hà Nội), trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị (tiểu thủ công).
Lên 5 tuổi, ông học chữ Hán với ông nội. Khi ông nội mất, ông mới học chữ quốc ngữ với thầy giáo Quý ở phố Hàng Mành. Học được một năm, ông xin chuyển vào học trường nhà nước ở phố Hàng Bông, tiếp đến là trường ở Hàng Vôi.
Năm 14 tuổi (1914), ông đỗ đầu bằng sơ học Pháp-Việt, nên năm sau được vào học tại trường Bưởi (nay là Trung học phổ thông Chu Văn An), chung với Hoàng Ngọc Phách.
Năm 16 tuổi (1916), ông bắt đầu "mắc bệnh" làm thơ. Trong Hồi ký, ông kể lại: "...tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất..."
Năm 17 tuổi (1917), ông bắt đầu yêu một cô gái 15 tuổi ở Hàng Bông, làm được bài thơ tình đầu tiên (theo thể thất ngôn bát cú) có tên là Tương tư, bị Hoàng Ngọc Phách chê là sáo...
Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và cuối năm đó, ông xin vào làm (thư ký) trong Sở Tài chính (Hà Nội) cho đến Cách mạng tháng Tám (1945).
Bước vào nghề "thầy Phán", ông sáng tác được bài thơ khôi hài đầu tiên, đó là bài Bốn cái mong của thầy Phán.
Năm 1926, ông bắt đầu có thơ đăng trên Việt Nam thanh niên tạp chí, Tứ dân tạp chí.
Sau khi gặp gỡ Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), được nhà văn này phát hiện năng khiếu làm thơ trào phúng của ông, năm 1932, Tú Mỡ tham gia Tự Lực văn đoàn, rồi được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hóa, một tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của bút nhóm này.
Tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Thời kỳ này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu. Ông giải thích: Vì thấy công cuộc kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là việc làm nghiêm chỉnh,...cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ. Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại, hai chữ Tú Mỡ lúc này ông còn nghe gần với "đú mỡ", có vẻ không được...nghiêm túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục "Nụ cười kháng chiến", loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục "Anh hùng vô tận". Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì trong lúc kháng chiến, có lần ông bị đối phương bắt nhưng đã tìm cách thoát được.
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tú Mỡ
Thơ: Nụ cười kháng chiến, Đòn bút, Ông và cháu, Anh hùng vô tận, Bút chiến đấu,…
Diễn ca, chèo, tuồng: Trung du cười chiến thắng, Tấm Cám, Nhà sư giết giặc, Dân tộc vùng lên.
Nghiên cứu: Bước đầu viết chèo.
Giải thưởng
1951: Giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam.
1955: Giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam
2000: Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II
Phong cách sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
“Tú Mỡ” hay “Bút Chiến Đấu” đều là bút danh của Hồ Trọng Hiếu do thời vận mà thành. Chỉ nghe những tên bút danh ấy người ta có thể đọc vị được ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, cái tên bút danh Tú Mỡ, ngoài hàm nghĩa Hồ Trọng Hiếu tự nhận mình là hậu bối của nhà thơ trào phúng Tú Xương, còn có một ý nghĩa khác, thực tế hơn và cũng khôi hài hơn. Bởi lẽ ông là một người gầy dơ xương, nên có lẽ gọi là Tú Xương thì mới đúng. Tú là học hết bậc tú tài Tây, còn Xương vì ông lấy đâu ra thịt. Thế nhưng, Tú Xương là bút danh của bậc tiền bối, cùng theo dòng thơ trào phúng, nên người có học, lại đức độ như Hồ Trọng Hiếu không thể để cho thiên hạ nhầm lẫn có hai Tú Xương, nên ông đành chuyển sang bút danh Tú Mỡ, âu cũng là một cách khôi hài và tự trào về dáng vóc gầy còm dơ xương của ông vừa đắc đạo với tiền nhân, vừa đắc chí với chính mình.
“Tú Mỡ” hay “Bút Chiến Đấu” đều là bút danh của Hồ Trọng Hiếu do thời vận mà thành. Chỉ nghe những tên bút danh ấy người ta có thể đọc vị được ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, cái tên bút danh Tú Mỡ, ngoài hàm nghĩa Hồ Trọng Hiếu tự nhận mình là hậu bối của nhà thơ trào phúng Tú Xương, còn có một ý nghĩa khác, thực tế hơn và cũng khôi hài hơn. Bởi lẽ ông là một người gầy dơ xương, nên có lẽ gọi là Tú Xương thì mới đúng. Tú là học hết bậc tú tài Tây, còn Xương vì ông lấy đâu ra thịt. Thế nhưng, Tú Xương là bút danh của bậc tiền bối, cùng theo dòng thơ trào phúng, nên người có học, lại đức độ như Hồ Trọng Hiếu không thể để cho thiên hạ nhầm lẫn có hai Tú Xương, nên ông đành chuyển sang bút danh Tú Mỡ, âu cũng là một cách khôi hài và tự trào về dáng vóc gầy còm dơ xương của ông vừa đắc đạo với tiền nhân, vừa đắc chí với chính mình.
Xem thêm:
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời
Hồ Biểu Chánh được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, thơ của Viễn Phương...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam. Ông có nhiều tài năng...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu
Chính Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam, những sáng tác của ông luôn để lại...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong nền Văn học Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945) Những bài thơ của...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn lớn trong nền Văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm để đời....
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng
Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ nhuốm màu đau thương của chính tác giả là...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất