Cảnh ngày hè - Tiếng hát trong ngần của một phận đời bi kịch
“Thơ là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng...”
Mỗi bài thơ đều là một lĩnh vực của sự bí ẩn, nơi hội tụ đầy đủ tinh hoa của đất trời, tình cảm của thi nhân, rung động của người nghệ sĩ, âm nhạc của nghệ thuật và cái hồn của họa sĩ. Không quá khi nói rằng mỗi bài thơ là một bức tranh đa sắc không chỉ diễn tả được phần nhìn, mà còn làm nổi bật được phần tâm hồn của người thi sĩ. “Cảnh ngày hè” là một bài thơ như thế, đã thay Nguyễn Trãi, cất lên tiếng lòng của một người yêu nước nay phải về ở ẩn vì chán ghét chốn quan trường
- Những chi tiết đắt giá trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
- Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
- Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Cảnh ngày hè là một bài thơ được viết vào những năm tháng Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, hòa mình với thiên nhiên, không quan tâm lo lắng sự đời. Đây là quãng thời gian yên bình, song vẫn có những gợn sóng bởi nhà thơ luôn canh cánh nỗi niềm yêu nước thương dân không thể vứt vỏ. Ngay ở những câu đầu tiên, bài thơ đã mở ra không gian và thời gian lúc tác giả sáng tác tác phẩm:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
“Rồi” là một từ cổ, mang ý nghĩa nhàn rỗi, Từ “rồi” mở đầu câu thơ phải chăng nói đến tâm trạng “bất đắc chí” của nhà thơ. Câu thơ đầu chỉ vỏn vẹn với sáu từ nhưng đã khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp: một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống lời than thở. Không gian là thiên nhiên rộng lớn không có sự bó hẹp ở bất cứ một địa điểm nào, thời gian là ngày trường, diễn tả được tâm hồn tĩnh lặng, mơ màng trước cảnh đẹp thiên nhiên, đồng thời cũng miêu tả xuất sắc thái độ buồn rầu khi không được giúp sức cho đất nước.
Không gian và thời gian như thể kéo dài vô hạn, mở ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Đây là những câu thơ tràn ngập màu sắc, tất cả như đang đấu tranh lẫn nhau để dành được sự chú ý của thi nhân, vừa hỗn loạn, vừa hài hòa không đối lập. Nhà thơ đã sử dụng các hình ảnh đặc trưng cho mùa hè. Đó là màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều, một vẻ đẹp tràn ngập sức sống và rất gần gũi với cuộc sống của mỗi người dân. Nhà thơ di chuyển điểm nhìn từ cao xuống thấp, thu trọn vào tầm mắt mình cảnh vật mùa hè đang căng đầy. Những động từ “ đùn đùn”, “ phun”, “tiễn” diễn tả xuất sắc sự chuyển động của mùa hè, ta như lắng nghe được bước chân của nàng hạ đang lướt rất nhanh trên cảnh vật, tất cả đều đầy sức sống. Màu xanh lục lá hòe thì “đùn đùn” như cuộn lên từng khôi biếc, tán hòe thì “rợp giương” như cử lọng giương ô. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựa pháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Những gam màu nóng tạo nên một bức tranh mùa hè đẹp đến nao lòng. Cùng viết về mùa hạ, Nguyễn Du có câu thơ:
Sân hòe đôi chút thơ ngây
Trân cam ai kẻ đỡ thay mặt mình
Quả thật, mùa hạ là cảm hứng muôn đời của các nhà thơ.
Những câu thơ tiếp theo, cảnh hè điểm xuyết bóng dáng của con người:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Nếu như những câu thơ đầu, nhà thơ tập trung vào cảnh, thì ở hai câu thơ này, nhà thơ tập trung vào âm thanh. Tính từ “lao xao”, “ dắng dỏi” đã tạo thành một khúc nhạc, một bản giao hưởng nhẹ nhàng của mùa hạ, âm thanh nhẹ nhàng uyển chuyển, chỉ thoáng qua, không gay gắt như hàng loạt gam màu đã được nhà thơ cho vào bức tranh của mình. Hình ảnh con người xuất hiện chớp nhoáng, như một điểm nhấn vào sự thanh bình của thiên nhiên. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành “cầm ve” nhặt khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời.
Hai câu thơ âm vang tiếng nói của sự sống, tuy con người chỉ xuất hiện mờ nhạt, nhưng lại không làm mất đi sức sống của bài thơ, mà còn giúp bài thơ trở thành một bức tranh làng quê tuyệt đẹp. Tâm trạng của nhà thơ, là của một người không muốn vướng sự đời, trong “Quy hứng”, ta bắt gặp cùng tâm trạng ấy:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt,
Dẫu vui đất khách chẳng bằng về.
Một mực hòa mình với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn thanh tịnh, không bon chen chốn quan trường.
Dẫu vậy, Nguyễn Trãi là một người cả đời vì dân, ông luôn canh cánh trong lòng nỗi đau khi chứng kiến cảnh con dân nghèo khổ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình, Ông khát khao có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy nên khúc hát Nam Phong ca ngợi khung cảnh thiên hạ thái bình, cầu mưa thuận gió hòa để nhà nhà no đủ, muôn dân ấm no hạnh phúc. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Tư tưởng nhân dân, nhân nghĩa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(Bình ngô đại cáo)
“Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ miêu tả xuất sắc cảnh hạ với sự chuyển động không ngừng, đồng thời thể hiện vẻ đẹp trong ngần của Nguyễn Trãi. Cuộc đời của ông là một bi kịch lớn, bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn của nhà thơ, song cũng để lại nhiều tiếc nuối còn dang dở của một người cả đời vì dân nhưng ước vọng cao đẹp lại không thể thực hiện.
Thảo Nguyên
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của danh nhân Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi, một trong những nhà danh nhân văn hóa thế giới, con người mang tầm vóc của lịch sử. Ông...
Những chi tiết đắt giá trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Cùng viết về người nông dân nhưng Kim Lân có những sáng tạo và độc đáo mà không phải ai cũng tìm...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tuy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhanh vụt sáng mà cũng chớm lụi tàn, nhưng Hàn Mặc Tử đã...
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Xuân Diệu - Một hồn thơ cô đơn
Sống trong cuộc đời, tắm mình nơi suối mát của cuộc đời, mỗi nhà thơ đều ý thức được sâu sắc...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Tuy chỉ cầm bút trong khoảng 15 năm nhưng với tài năng và lương tâm của mình, Nam Cao đã để lại cho...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất