Số đỏ - Khi sự đau khổ mang lại tiếng cười
Vũ Trọng Phụng nổi tiếng là nhà văn trào phúng bởi những tác phẩm của ông luôn khiến cho độc giả phải bật cười. Mỉa mai chế độ phong kiến mục nát đẩy cuộc sống của những người nông dân nghèo vào con đường tội lỗi, chỉ biết chạy theo đồng tiền mà bất chấp tất cả. “Số đỏ” là một trong những tác phẩm để đời của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm khai thác những mặt tối của xã hội phong kiến.
Trào phúng là gì?
Trào phúng nghĩa là dùng các lời lẽ rất kín đáo và bóng bẩy, mặc dù kín đáo nhưng vẫn gây được tiếng cười, đó là yếu tố cười nhạo, mỉa mai, phóng đại, châm biếm,... nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội xưa.
Đôi nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Dù thời gian cống hiến cho nền văn học nước nhà rất ngắn thế nhưng ông đã để lại không ít tác phẩm nổi tiếng. Tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng Phụng là truyện ngắn Chống nạng lên đường được đăng trên Ngọ báo phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp. Bên cạnh đó ông còn có rất nhiều bài phê bình, tranh luận và hàng trăm bài báo về nhiều vấn đề khác nhau.
Độc giả biết đến Vũ Trọng Phụng với giọng văn trào phúng, châm biếm xã hội phong kiến. Thế nhưng cũng chính vì “yêu sự thật và viết sự thật” mà các tác phẩm của ông lúc bấy giờ bị lên án gay gắt và thậm chí còn bị cấm.
Giới thiệu về sách
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm được đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm được dựng thành kịch, phim.
Cảm nhận về sách
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết trào phúng tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Truyện kể về cuộc đời của một kẻ “lươn lẹo, mưu mô” nhưng lại vô học có tên là Xuân Tóc Đỏ, mặc dù xấu xa là thế Xuân lại rất biết nắm bắt thời cơ và tâm cơ. Chính nhờ sự thông minh của mình Xuân từ một kẻ nghèo hèn một bước trở thành người có địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. Vũ Trọng Phụng đặt cái tên “Số đỏ” giống như ẩn ý muốn nói về cuộc đời của Xuân, hắn ta xem như may mắn đã trúng số độc đắc, cuộc sống của hắn được lên tiên nhờ vào tài năng lươn lẹo của mình.
Khác với những tác phẩm Văn học Việt Nam thời bấy giờ luôn đề cao nhân đạo của nhiều nhà văn thì Vũ Trọng Phụng lại đi ngược lại với số đông. Tác phẩm của ông lại lên án, phê phán những thói hư, tật xấu và vạch mặt những trò kệch cỡm của giới thượng lưu lúc bấy giờ. Ông không ngại công khai thái độ mỉa mai của mình với những nhân vật mà ông miêu tả, ông muốn tất cả mọi người được nhìn thấy bộ mặt thật của những kẻ luôn tỏ ra tri thức nhưng lại có hành động đi ngược lại với điều đó.
Số đỏ gồm 20 chương, Vũ Trọng Phụng đã xuất sắc khi vẽ lên một bức tranh xã hội thực dân đầy kệch cỡm, tha hóa. Nhân cách của con người đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt cũng chính từ đó ông đã xây dựng nên hình ảnh Xuân Tóc Đỏ. Xuân làm việc tại một sân chơi quần vợt, trong một lần nhìn trộm một cô đầm tắm hắn tay bị phát hiện và bị cảnh sát bắt may mắn thay bà Phó Đoan đi đến sân chơi đó và bảo lãnh hắn, sau đó Xuân được bà Phó Đoan cho làm ở tiệm may âu Hóa. Với sự mưu mô và lanh lợi của mình Xuân biết được rất nhiều bí mật của gia đình bà Phó Đoan. Lúc bấy giờ, Xuân được xem là một thành phần có địa vị thấp kém, dưới đáy của xã hội khi sinh ra hắn là trẻ mồ côi, không nhận được sự giáo dục đàng hoàng ấy vậy mà nhờ thủ đoạn vô biên hắn đã từng bước trở thành người có địa vị trong xã hội. Từ đó Xuân bước chân vào việc cải cách xã hội.
Gia đình cụ cố Hồng là một gia đình vô cùng kỳ lạ với rất nhiều câu chuyện. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.” một câu nói tạo nên thương hiệu cho Số đỏ, đó là câu nói của ông cố Hồng. Còn vợ chồng Văn Minh tâm cơ, bất hiếu chỉ mong cụ cố chết để có tiền thừa kế. Và cô Tuyết ngây thơ bị Xuân quyến rũ cho đến ông Phán bị mọc sừng,...
Rất nhiều tình tiết trong truyện tạo nên một xã hội vô cùng nhố nhăng, theo một lẽ thông thường khi cụ cố sống lâu sẽ là niềm vui của con cháu thế nhưng ở đây lại khác. Con cháu luôn mong cụ chết sớm để có tiền thừa kế. Chưa dừng tại đó, sự vô lý thể hiện ở chỗ Xuân là một kẻ vô học nhưng chỉ bằng tài lươn lẹo, mưu mô của mình mà hắn ta trở thành bác sĩ và nhà cải cách xã hội.
Mỗi một nhân vật trong Số đỏ đều có thói hư tật xấu riêng, được tác giả khắc họa rõ nét. Đặc biệt là nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ không có chút tài năng, học thức nào ngoài sự lươn lẹo và mưu mô nhưng hắn vẫn có thể thành công trở thành người có địa vị trong xã hội.
Trong Số đỏ Vũ Trọng Phụng sử dụng nghệ thuật trào phúng rất nhiều lần nhằm mỉa mai, châm biếm các nhân vật tạo tiếng cười cho người đọc và đằng sau tiếng cười ấy là một xã hội đầy lố lăng, kệch cỡm đến đáng sợ. Khi con người tha hóa, chỉ biết chạy theo đồng tiền để thỏa mãn bản thân. Khi người thân còn chẳng quan trọng bằng tiền bạc, khi những cái xấu xí nghiễm nhiên được lên ngôi.
“Hạnh phúc của một tang gia” trích đoạn trong Số đỏ được đưa vào bộ môn Ngữ Văn lớp 11 – tập 1. Vũ Trọng Phụng rất tài tình khi khắc họa thành công một đám tang chỉ toàn là tiếng cười, con cháu ai nấy đều vui vì tất cả đã đợi ngày này từ rất lâu và đám tang ấy được diễn ra rất lố lăng. Những giọt nước mắt rơi không phải vì đau buồn mà đó là giọt nước mắt hạnh phúc vì sắp được thừa kế tài sản từ cụ cố Hồng.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng có lời khen cho tác phẩm Số đỏ: “Số đỏ là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ.”
Đoạn trích trong Số đỏ
Theo lời dặn của bà Phó tám giờ sáng hôm ấy, Xuân Tóc Đỏ lảng vảng không dám vào hỏi, vì không dám chắc đấy có phải chính là hiệu Âu hóa của bà Văn Minh không. Cái học thức của Xuân Tóc Đỏ chỉ đủ để hắn biên sổ thợ giặt chứ chưa đủ để hắn đọc những chữ khó đọc như những kiểu chữ tân thời mà những nhà nghệ sỹ chế kiểu hình như để cho không ai đọc được nữa. Lúc ấy, người ta đương đóng những chữ tên hiệu. Năm miếng gỗ vuông kỳ quái màu đỏ, mới khô sơn, còn bị vứt ở thềm hè. Một người thợ loay hoay dựng thang. Một thiếu niên xắn tay áo lên một cách nghiêm trọng đứng đấy sai bảo người thợ, thỉnh thoảng lại gắt mắng người này một cách cũng nghiêm trọng chẳng kém.
Lời kết
Số đỏ - một tác phẩm hay nhất của Vũ Trọng Phụng khi dũng cảm dám lên tiếng phê phán xã hội phong kiến tư sản thành thị Việt Nam dưới thời Pháp thuộc rất lố lăng, kệch cỡm khi chạy theo lối sống xa hoa, đồi bại, không màng tất cả chỉ vì hai chữ đồng tiền.
Review bởi Dương Hạnh
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nhắc đến các nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua thi nhân Nguyễn Khuyến. Những...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
Tế Hanh là một trong những cây bút thơ văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam nói chung và thời tiền...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn mộc mạc, bình dị của thôn quê Nam Bộ. Những tác phẩm của chị luôn thu...
Tiểu sử cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan - một nữ sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm giá trị mang đầy...
Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
Nhắc đến những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua một nhà văn...
Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị
Tác giả Philip Kotler là vị giáo sư nổi tiếng và huyền thoại của ngành tiếp thị hiện đại thế giới....
Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời
Lép Tôn-xtôi không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một tiểu thuyết gia lớn nhất nước Nga...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất