Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Đã bao năm rồi, người ta vẫn còn nhớ đến cuộc đời tài hoa mà bạc mệnh của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ông ra đi khi còn quá trẻ với căn bệnh quái ác, để lại cho đời những áng thơ bất hủ. Và hiện lên trong từng câu thơ ấy là khúc ca điên loạn, mang màu sắc đặc trưng của ông – người đã cai trị trường thơ loạn.
- Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
- Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
1. Vài nét về tiểu sử và con người
Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình. Cuộc đời của ông phải di chuyển nhiều nơi, nhưng chủ yếu lại gắn bó với mảnh đất Quy Nhơn đầy nắng và gió. Năm 1935 ông có dấu hiệu của bệnh phong, đến năm 1936 thì bệnh phát rõ. Dù đã tìm nhiều cách để chữa nhưng bệnh ngày càng nặng. Năm 1940, ông được đưa vào trại phong Quy Hòa và mất tại đó vào ngày 11-11-1940 khi mới 28 tuổi.
Hàn Mặc Tử là một người tài năng, làm thơ khi 16 tuổi, có nhiều bút danh. Lúc đâu ông lấy là Minh Duệ Thị, sau đổi thành Phong Trần. Đến 1935 đổi thành Lệ Thanh. Từ năm 1936 trở đi mới thành Hàn Mạc Tử. Tuy nhiên Mạc nghĩa là bức màn, theo Quách Tấn là quá nữ tính nên khuyên Hàn đổi thành Hàn Mặc Tử. Chỉ một chút thay đổi nhưng có thể thấy mặc là mực, khiến người ta nghĩ đến nghiệp văn chương. Đây chính là bút danh chính thức, cuối cùng và cũng là bút danh nổi tiếng nhất của ông.
Chính bởi sự ngăn cách giữa đạo công giáo và căn bệnh phong quái ác nên đường tình duyên của ông không được thuận lợi. Cuộc tình của ông cứ đến rồi lại đi trong sự vội vã, đau thương. Những bóng hồng đi qua trong cuộc đời người thi sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng không hề vơi cạn trong những sáng tác của ông. Căn bệnh phong quái ác đã tạo nên bi kịch về tinh thần và những nỗi đau tột cùng về thể xác nhưng cũng tạo nên nốt nhạc thăng hoa trong sự nghiệp văn chương của ông, để lại cho đời những vần thơ tuyệt tác.
2. Phong cách nghệ thuật
a. Thơ Hàn Mặc Tử - những dòng thơ gắn với cõi thực, ảo lẫn lộn
Đã có người từng hỏi rằng: “Hàn Mặc Tử, thực hay ảo, đời hay mộng?” âu cũng là có căn nguyên của nó. Với Hàn Mặc Tử, thơ nằm ngoài hiện thực nhưng không tách rời khỏi hiện thực cuộc sống. Đó là một cõi vô cùng, vô biên, vô thực mà theo ông, không phải hoàn toàn là hiện thực nhưng cũng không hoàn toàn là cõi mơ. Điều này giống với việc ông “mơ khi đang tỉnh và rất tỉnh khi mơ”, và ông hoàn toàn có thể đi lại giữa hai thế giới ấy. “Quá trình chuyển hóa qua lại giữa hiện thực và chiêm bao, là hiện thực bề sâu, ẩn tàng sau những hiện tượng hiện hữu mà chúng ta quan sát được” (Văn học Việt Nam 1930 - 1945). “Từ sự thực đi tới bào ảnh, từ bào ảnh đi tới huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Mông lung đã trùm lên sự vật và cõi thực, bị ánh sáng của chiêm bao vậy riết.” (Chiêm bao với sự thực). Như vậy, có thể thấy thơ Hàn Mặc Tử không những bao trùm lên cõi đời cõi thực mà còn trộn lẫn giữa cái mộng ảo, vô thực. Chính điều này tạo nên quan niệm khác lạ của thơ Hàn Mặc Tử.
b. Những lời rao trăng đầy ám ảnh
Khi nghe đến thơ Hàn Mặc Tử, người ta luôn bị ám ảnh với những là rao trăng đầy lãng mạn mà cũng vô cùng bi thương.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Trăng đã gắn liền với cuộc đời của ông, từ những vần thơ ra ngoài hiện thực. Đối với những người mắc bệnh phong, trăng là nỗi ám ảnh, đau đớn khôn nguôi. Trăng đã bao trùm xâm chiếm, tràn ngập cả không gian.
Không gian dày đặc toàn trăng cả
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng
(Huyền ảo)
Trăng của Hàn Mặc Tử là cả một cõi trăng riêng, huyền diệu mà kì dị, ma quái. Cái thế giới đó với ông ngập đầy mộng ảo, nơi mà ranh giới thực ảo bị phai nhòa. Trắng không những chiếm lấy không gian thực mà nó còn đi vào chỗ sâu nhất của tâm hồn con người. Trong bài “Một miệng trăng”, Hàn có viết:
Cả miệng ta trăng là trăng
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng
Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây
Không những thế, vầng trăng đó còn là vầng trăng điên cuồng, bi thương. Hàn đã nhân hóa ánh trăng vượt lên cả sự đơn thuần của đời sống. “Chao ôi! Chúng tôi rú lên kinh động/ Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng uống mình hai chúng tôi.” (Rượt trăng). Hay trong “Hãy nhập hồn em”, Hàn có viết: “Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ/ Sấp mặt xuống cúi mình theo dáng liễu.” Có thể thấy cách liên tưởng của ông đã tạo nên sự mới mẻ, kì lạ mà đến nay chưa ai có thể nói như thế về trăng. Hay nói đúng hơn đó là ánh trăng điên cuồng bắt nguồn từ đời sống tâm lí cuồng loạn, ổn, rao lên từ vô thức tính dục. Đó cũng là sự ẩn ức từ sâu thăm thẳm trong lòng người thi sĩ.
Ngoài hai phong cách nổi bật trên ta còn thấy rằng, nhà thơ là người có cái tôi yêu đời yêu cuộc sống trong Đây thôn Vĩ Dạ, cũng là sự đau đớn chia lì, xót xa. Sự mặc cảm của nhà thơ bắt nguồn từ căn bệnh phong quái ác, mặc cảm bị người đời đón nhận, dập tắt bao ước mơ và hi vọng lớn lao của Hàn. “Tôi không muốn gặp người tôi yêu/ Có lẽ vì tôi mắc cỡ nhiều” (Tôi không muốn gặp). Có thể thấy nó không còn là cái tôi lãng mạn của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống mà trở thành cái tôi đầy mặc cảm đau thương.
Tuy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhanh vụt sáng mà cũng chớm lụi tàn, nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại cho thi đàn Văn học dân tộc những áng thơ bất hủ không trộn lẫn, sống mãi trong lòng người đọc. “Mai sau những cái tầm thường, mực thước sẽ tan biến đi và còn lại của thời kì này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử” (Chế Lan Viên)
Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Xuân Diệu - Một hồn thơ cô đơn
Sống trong cuộc đời, tắm mình nơi suối mát của cuộc đời, mỗi nhà thơ đều ý thức được sâu sắc...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Tuy chỉ cầm bút trong khoảng 15 năm nhưng với tài năng và lương tâm của mình, Nam Cao đã để lại cho...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Nét hiện thực & Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” - Chính Hữu
“Đồng chí” là một trong những tác phẩm hiếm có thể dung hòa được cả chất lãng mạn lẫn chất...
Bếp lửa - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”
“Bếp lửa”, bài thơ mang vẻ đẹp của một giọt nước trong vắt, viết về kí ức tuổi nhỏ đẹp...
Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng
Tác phẩm Chiếc lược ngà viết về những con người anh hùng, một bản hùng ca của tình phụ tử thiêng...

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất