Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Tế Hanh là một trong những cây bút thơ văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam nói chung và thời tiền chiến nói riêng. Những tác phẩm của nhà thơ Tế Hanh chủ yếu về quê hương đất nước với hồn thơ trong trẻo và mộc mạc kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng ,đằm thắm. Hãy cùng Anybooks tìm hiểu chi tiết hơn về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh qua bài viết này nhé!

1. Tiểu sử cuộc đời nhà thơ Tế Hanh

Nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh (1921-2009) sinh ra tại Quảng Ngãi, ở cù lao nổi trên sông Trà Bồng với nghề chài lưới truyền thống. Nhà thơ được nhiều độc giả biết đến ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Cha làm nghề thầy thuốc, dạy chữ và yêu thích thơ ca nên Tế Hanh đã thừa hưởng được những tố chất văn chương tinh hoa từ gia đình.

Chính vì thế, kể từ khi còn nhỏ thi nhân đã bộc lộ được năng khiếu viết thơ của mình. Sáng tác đầu tay của tác giả chính là “Những ngày nghỉ học”. Vào năm 1936, tác giả đã theo học tại trường Quốc học Huế. Sau đó nhà thơ tiếp tục sự nghiệp sáng tác và tập hợp các bài thơ thành tập thơ “Nghẹn ngào”. Đến năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Tiểu sử cuộc đời nhà thơ Tế Hanh

Vào những năm 1941, những bài thơ của Tế Hanh như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Lời con đường quê, Vu vơ, Ao ước,.. đã được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942). Năm 1945, nhà thơ tham gia sôi nổi vào phong trào cách mạng, tham gia công tác văn hóa, văn nghệ tại Huế và Đà Nẵng. Những tập thơ của ông ra đời sau này đều gây được tiếng vang lớn, góp phần xây dựng hệ thơ văn Việt Nam thêm phong phú và giá trị.

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, tác giả ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Vào năm 1957, thành lập Hội nhà văn Việt Nam, tác giả có cơ hội tham gia ban biên tập tuần báo Văn của Hội và còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Nhà thơ Tế Hanh

Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, thi nhân đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996). Vào những 80 tuổi, Tế Hanh mắc bệnh đau mắt và dần bị mù, bệnh càng trở nặng hơn khiến nhà thơ lúc mê lúc tỉnh. Sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não, năm 2009 nhà thơ Tế Hanh đã qua đời.

2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Thơ Tế Hanh:

  • Nghẹn ngào (1939,tập thơ đầu tay của Tế Hanh)
  • Hoa Niên (1945,trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Quê hương)
  • Gửi Miền Bắc (1955)
  • Lòng Miền Nam (1956)
  • Tiếng sóng (1960)
  • Bài thơ tháng bảy
  • Hai nửa yêu thương

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Thơ Tế Hanh dành cho thiếu nhi:

  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
  • Những tấm bản đồ (1965)
  • Thơ viết cho con (1974)
  • Tiếng sáo, tiếng đàn,tiếng hát (1983)

Tác phẩm phê bình văn học Tế Hanh:

  • Thơ và cuộc sống mới(1961)

Ngoài sáng tác thơ ca, Tế Hanh còn là dịch giả xuất sắc với nhiều đóng góp nổi bật. Nhà thơ là người thành sử dụng thành thạo tiếng Pháp. Nhà thơ, dịch giả Bằng Việt cho rằng có những câu thơ Tế Hanh dịch “hay đến mức xuất thần” và nhận định: “Tế Hanh dịch thơ rất tài hoa, và nhiều bài thơ dịch của anh đã trở thành những bản dịch mẫu mực, khó ai vượt qua nổi”.

3. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tế Hanh

Phong cách nghệ thuật của Tế Hanh là một hồn thơ chân thật và gần gũi vì nội dung thơ gắn bó mật thiết với quê hương đất nước. Nhà thơ Tế Hanh là một trong những thi nhân thành công nhất trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám, dào dạt xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước.

Nếu nhắc về những chùm thơ hay về quê hương thì những tác phẩm của nhà thơ Tế Hanh được nhiều độc giả và nhà phê bình đánh giá cao nhất. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm văn ra như sự ủng hộ tinh thần đấu tranh giành lại độc lập tự do cho đất nước và dân tộc. Tế Hanh là nhà thơ miền Nam tập kết ra Bắc nên trong lòng ông vẫn đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Chính nỗi nhớ ấy đã giúp tạo nên một cái tên nổi bật trong phong trào Thơ mới nói riêng và nền thơ văn học Việt Nam nói chung.

Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tế Hanh

Bài thơ “Quê hương” sáng tác năm 1939 là một trong những tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của nhà thơ Tế Hanh. Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh tác giả đi học tại Huế, mang trong lòng mình một nỗi nhớ da diết về quê hương. Những nỗi nhớ ấy đã tạo thành nguồn cảm hứng giúp thi nhân sáng tác thơ. Thông qua những câu chữ sinh động kết hợp với những đường nét cơ bản, thi nhân đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên đầy sinh động, bắt mắt với làng quê vùng biển với những người dân lao động. Chất liệu thơ của Tế Hanh gần gũi, âm điệu khỏe khoắn, ngôn ngữ sâu lắng, giàu sức gợi tả.

4. Nhận định về nhà thơ Tế Hanh

“Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người có sẵn một tâm hồn tha thiết.” - Hoài Thanh

Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh, tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của những dòng sông. Chim anh viết hay, không phải hải âu mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất mùa thu... Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào các trái hồng lẫn trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó sẽ hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc. - Chế Lan Viên

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh. Hy vọng bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về nhà thơ Tế Hanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ này của Anybooks nhé!

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn mộc mạc, bình dị của thôn quê Nam Bộ. Những tác phẩm của chị luôn thu...

Tiểu sử cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Bà Huyện Thanh Quan

Tiểu sử cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan - một nữ sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm giá trị mang đầy...

Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

Nhắc đến những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua một nhà văn...

Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị

Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị

Tác giả Philip Kotler là vị giáo sư nổi tiếng và huyền thoại của ngành tiếp thị hiện đại thế giới....

Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời

Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời

Lép Tôn-xtôi không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một tiểu thuyết gia lớn nhất nước Nga...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ

Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác...

Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời

Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời

Hồ Biểu Chánh được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt...

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương

Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, thơ của Viễn Phương...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.