Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
Nhắc đến những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua một nhà văn đã tạo nên thành công vang dội đó là nhà văn Kim Lân. Những tác phẩm của Kim Lân mang vẻ đẹp về cuộc đời của những người nông dân nghèo trong các làng quê Việt Nam vừa chất phác, vừa thật thà đem lại cho bạn đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng đặc biệt.
1. Tiểu sử cuộc đời nhà văn Kim Lân
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007), bút danh được lấy từ tên của nhân vật do chính tác giả đóng có tên Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu. Tác giả chỉ mới học hết tiểu học đã phải đi làm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Kể từ khi còn nhỏ, Kim Lân đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong,...
Mặc dù học vấn không cao nhưng nhà văn hiểu rõ cuộc sống gian nan, khổ cực ở vùng nông thôn, miền quê. Chính những yếu tố đó đã tác động đến những tác phẩm văn học của ông. Năm 1941, nhà văn Kim Lân bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình với thể loại truyện ngắn. Đồng thời, những sáng tác của ông còn được đăng trên báo như: Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.
Năm 1944, nhà văn tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng và gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật của mình là viết văn, làm báo, đóng kịch hay đóng phim để phục vụ kháng chiến và cách mạng.
2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân
Nhà văn Kim Lân chuyên sáng tác các thể loại truyện ngắn với chủ đề nông thôn và hình ảnh người nông dân cực khổ, cam chịu cùng vẻ đẹp chân thực, bình dị trong cuộc sống. Một số truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Kim Lân như: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,... mang tính tự truyện cao, qua đó đã thể hiện cuộc sống gian khổ, cơ cực và vất vả của người nông dân trong thời kỳ bấy giờ.
Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, các tác phẩm của nhà văn chủ yếu xoay quanh nếp sống sinh hoạt, trò chơi dân gian tao nhã vô cùng phong phú và sinh động ở thôn quê như đánh vật, chọi gà, thả chim,... Nổi bật là một số tác phẩm như: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn,... Từ đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người nông dân dù sống trong cảnh khổ cực, thiếu thốn nhưng tâm hồn. tinh thần vẫn luôn yêu đời, vui tươi và tài hoa.
Sau Cách mạng Tháng 8 là giai đoạn thành công vượt trội, Kim Lân ghi được dấu ấn lớn và được nhiều người biết đến. Tác giả vẫn tiếp tục theo dõi thể loại thể truyện ngắn và viết về làng quê Việt với những tình cảm, tâm hồn của người nông dân. Nổi tiếng với một số tác phẩm như: Làng (1948), Nên vợ nên chồng (1955), Vợ nhặt ( 1962),... Trong đó, Vợ nhặt và Làng là hai tác phẩm giá trị và mang tính giáo dục cao nên đã được bộ giáo dục Việt Nam đưa vào chương trình dạy học môn Ngữ Văn.
Bên cạnh là một tác giả tài ba, nhà văn Kim Lân còn có khả năng làm diễn viên và ông đã tham gia đóng phim và kịch. Một số vai diễn nổi tiếng của ông như:
- Lão Hạc (trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy).
- Lý Cựu (trong phim Chị Dậu).
- Cả Khiết (trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can).
- Lão Pẩu (trong phim Con Vá).
- Cụ lang Tâm (trong phim Hà Nội 12 ngày đêm).
Nhà văn Kim Lân đã mang đến nhiều đóng góp giá trị cho nền văn học Việt Nam. Thế nên, vào năm 2001 tác giả đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật danh giá.
3. Phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân
Nhà văn Kim Lân là người có phong cách viết văn theo chủ nghĩa hiện thực nhờ vào sự am hiểu về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ. Chính vì thế, chúng ta sẽ thường thấy các nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm của ông là về chủ đề nông thôn và hình ảnh những người nông dân, lao động ở vùng quê.
Văn phong của Kim Lân giản dị, mộc mạc và dễ hiểu nhưng không kém phần hấp dẫn, sống động và cuốn hút, được kết tinh từ những nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của mảnh đất quê hương với hàng chục thú chơi, hàng trăm chùa chiền, hàng chục lễ hội đặc sắc. Giọng văn đó được hình thành từ gốc lúa nương dâu, từ phù sa con sông Đuống hiền hòa, thơ mộng, từ những người sống chân thật, giàu đạo lý làm người, giàu tình thương mến quê hương làng xóm.
Đặc biệt hơn, ngôn ngữ trong các tác phẩm của Kim Lân gần gũi với những giao tiếp thường ngày nên đậm màu sắc làng quê Việt Nam. Nhà văn còn có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật, quá trình đấu tranh, diễn biến trong suy nghĩ của nhân vật vô cùng xuất sắc.
Nếu so với nhiều tác giả văn học, Kim Lân không có kho tàng sáng tác đồ sộ nhưng đã tạo ra cho mình nhiều thành công vang dội, giá trị và gây ấn tượng mạnh mẽ.
4. Các nhà phê bình về nhà văn Kim Lân
Tiến sĩ Trần Đăng Suyền đánh giá: “Thành công của Kim Lân, ngoài ý thức nghiêm túc về lao động nghệ thuật, chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh, và một vốn sống tự nhiên của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng.”
Nhà văn Nguyên Hồng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.
Nhà giáo Trần Đồng Minh thì nói. Kim Lân dùng “Vợ nhặt” để làm cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.
Nhà văn Kim Lân tự nhận xét mình: “Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết.”
5. Lời kết
Kim Lân là nhà văn trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, gia đình nghèo khổ và nhiều biến cố trong lịch sử. Chính những yếu tố đó đã giúp tác giả xây dựng riêng cho mình tuyệt tác văn học giá trị, để lại nhiều di sản tinh thần có ý nghĩa to lớn cho nền văn học hiện đại.
Xem thêm:
- Top những tác phẩm Văn học Việt Nam hay nhất mọi thời đại
- Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kim Lân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của AnyBooks nhé!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị
Tác giả Philip Kotler là vị giáo sư nổi tiếng và huyền thoại của ngành tiếp thị hiện đại thế giới....
Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời
Lép Tôn-xtôi không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một tiểu thuyết gia lớn nhất nước Nga...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác...
Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời
Hồ Biểu Chánh được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, thơ của Viễn Phương...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam. Ông có nhiều tài năng...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu
Chính Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam, những sáng tác của ông luôn để lại...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong nền Văn học Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất