Tiểu sử cuộc đời & sự nghiệp sáng tác Bà Huyện Thanh Quan
Nhắc đến các nhà thơ nữ các sức ảnh hưởng trong nền văn học Việt Nam, có lẽ sẽ không thể không nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan. Một trong những nhà thơ nữ thời kỳ trung đại với các tác phẩm thể hiện tinh thần nữ quyền cũng như số phận lênh đềnh, bị vùi dập của người phụ nữ trong xã hội xưa, tâm trạng ai oán trước sự thay đổi của đất nước. Thông qua những tác phẩm bằng chữ Nôm của mình và đặc biệt là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luận, Bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho thế hệ sau những áng thơ văn bất hủ. Vậy tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện chi tiết như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Tiểu sử cuộc đời của Bà huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, thơ của bà thể hiện tài năng điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu, đầy chất nữ tính. Nữ nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan sinh ra tại Hà Nội vào năm 1805, tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa. Cha của bà là thủ khoa năm 1783 là một cựu thần trong điều đình nhà Lê. Từ nhỏ bà theo học danh sĩ Phạm Qúy Thích - một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Bà kết hôn cùng với ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan vào thời vua Nguyễn, bởi vậy bà được gọi theo chức vụ của chồng, từ đó bà có tên Bà Huyện Thanh Quan.
Bà nổi tiếng từ nhỏ là một người thông minh, lanh lợi và khi lớn lên nhờ vào tài trí của mình, bà đã từng được vua Tự Đức mời vào cung làm “Cung trung giáo tập” để dạy học cho các cung phi và công chúa.
Sau năm 1847 khi chồng bà mất thì bà cũng xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn đứa con nhỏ từ Huế về sống tạo quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy cho đến hết đời. Bà đã để lại 6 bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cực kỳ nổi tiếng với tâm trạng của người phụ nữ, lồng ghép vào việc miêu tả phong cảnh hữu tình của đất nước như: “Qua Đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,...”
Lịch sử không biết rõ thời gian chính xác lúc nào bà ra đi, nhưng theo một số tư liệu ghi chú là bà mất ở năm 1848. Mộ của bà sau khi mất được đặt ở bên bờ hồ Tây - Hà Nội, nhưng sau này vì chiến tranh, sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.
Sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan đều thể hiện sự tài tình trong cách chơi chữ, đối vần điệu đúng luật nhưng vẫn mang đủ nét nữ tính vào trong thơ ca và trên hết là tấm lòng nhớ thương nước, thương nhà đau đáu, khôn nguôi của người con đất Việt. Có lẽ hồn thơ của bà không chỉ bắt nguồn từ cái nôi của gia đình có truyền thống khoa bảng mà trên chính chính tại mảnh đất quê hương của bà - nơi xưa đã từng là nơi công chúa Từ Hoa, con gái của vua Thần Tông nhà Lý vào thế kỷ XII lập trại dạy cung nữ trồng dâu nuôi tằm.
Các tác phẩm thơ ca bằng chữ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan bao gồm:
- Qua chùa Trấn Bắc
- Qua Đèo Ngang
- Chiều hôm nhớ nhà
- Tức cảnh chiều thu
- Cảnh đền Trấn Võ
- Cảnh Hương sơn.
Trong các tác phẩm của bà, tác phẩm “Qua Đèo Ngang” là bài thơ được đưa vào sách giáo khoa và trở thành một bài thơ chữ Nôm mang nhiều tầng giá trị, vừa là bức tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa là bức tranh tâm trạng của người phụ nữ trước thời cuộc nhiều sự thay đổi.
Phong cách sáng tác nghệ thuật của Bà Huyện Thanh Quan
Sáng tác bằng chữ Nôm và theo thể thơ Đường luật - thể thơ thường bị gò bỏ bởi niêm luật, gieo vần khiến cảm xúc thường được hạn chế, đôi khi lại quá nông không thể diễn tả được sức gợi của ngôn từ. Thế nhưng Bà Huyện Thanh Quan lại là một trong số ít nhà thơ có thể trung hòa được cả yếu tố luật, vần và cảm xúc trong một tác phẩm. Các tác phẩm của bà mang đặc trưng là sự pha trộn giữa nét cổ kính, vừa tạo được sự gần gũi, giản dị gắn liền với đời sống hàng ngày.
Bà Huyện Thanh Quan sinh ra và lớn lên trong thời cuộc đất nước có nhiều sự thay đổi, cũng chính vì thế mà tâm trạng và hồn thơ của bà mang đậm màu sắc thương nước, thương dân và hoài niệm về một quá khứ thanh bình không thể quay trở lại. Khi đọc các tác phẩm của bà, ta thấy rõ phong cách mượn cảnh tả tình, vừa có chút gì đó gần gũi vừa tạo cảm giác mênh mông, chất chứa đầy nỗi buồn của sự cô đơn, hiu quạnh. Do vậy người ta gọi bà là nhà thơ của sự hoài cổ.
Xuyên suốt các tác phẩm của mình, bà luôn thể hiện được tài năng thiên bẩm, một người có trí thức, tâm hồn thanh tao, một người phụ nữ sâu sắc mang trong mình những suy nghĩ cho đất nước, quê hương và gia đình. Bà là tấm gương về lòng trung hiếu, một người phụ nữ vì gia đình mà thế hệ sau chắc chắn phải học hỏi.
KẾT LUẬN
Bà Huyện Thanh Quan - một nữ sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm giá trị mang đầy tính nghệ thuật và tâm tình sâu nặng, thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của bà sẽ còn mãi giá trị cho các thế hệ sau này. Chắc chắn tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan sẽ còn là lượng từ khóa tìm kiếm cho đến về sau, chứng minh cho giá trị và tầm ảnh hưởng của các tác phẩm của bà đối với thời đại.
Xem thêm:
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
Nhắc đến những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua một nhà văn...
Philip Kotler và những cuốn sách kinh điển của ngành tiếp thị
Tác giả Philip Kotler là vị giáo sư nổi tiếng và huyền thoại của ngành tiếp thị hiện đại thế giới....
Nhà văn Lép Tôn-xtôi và các tác phẩm văn học để đời
Lép Tôn-xtôi không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một tiểu thuyết gia lớn nhất nước Nga...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ hay Hồ Trọng Hiếu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Với khối lượng tác...
Nhà văn Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm văn học để đời
Hồ Biểu Chánh được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Viễn Phương
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, thơ của Viễn Phương...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam. Ông có nhiều tài năng...
Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chính Hữu
Chính Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong nền Văn học Việt Nam, những sáng tác của ông luôn để lại...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất