Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biểu Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh, lại mang đậm âm hưởng của mảnh đất Tây Nguyên, một nhà văn dành nhiều tình yêu cho những con người nơi đây. “Rừng xà nu” cũng là một tác phẩm cho ta cái nhìn khác về loài cây gắn liền với đồng bào Tây Nguyên, đã che chở cho những buôn làng nơi đây – Cây xà nu.

Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”

Cây xà nu – tượng trưng cho những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Có thể nói, Nguyễn Trung Thành yêu Tây Nguyên da diết, trong trái tim ông luôn có một phần dành cho con người nơi đây. Nhà văn có sự tìm hiểu về những truyền thống văn hóa rất kĩ càng, trong đó, ông đã không quên cây xà nu đã gắn liền với đời sống văn hóa và sinh hoạt hàng ngày của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Loại cây đặc trưng cho màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động, chiến đấu. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy.

“Rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”, có thể nói cây xà nu là một hình tượng xuyên suốt tác phẩm, chi phối mạch truyện và cảm xúc. Cây xà nu ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân làng Xô man, tồn tại như một đời sống tinh thần không thể thay thế. cây xà nu tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu anh dũng của họ. Rừng xà nu như một tấm lá chắn không thể xuyên thủng, bảo vệ làng khỏi những trận mưa bom đạn, như một đứa con được bao bọc bởi mảnh đất Tây Nguyên.

Cây xà nu – tượng trưng cho những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Cây xà nu – chứng nhân lịch sử cho những đau thương mất mát

“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”

Cây xà nu chịu nhiều vết thương bởi những trận đánh, khi giặc Mỹ bắt đầu có những hành động hung bạo hơn, chúng liên tục nã đạn vào những rừng xà nu – tấm chắn che chở người dân làng Xô man. Những cây xà nu ngã xuống, không cây nào không bị thương, đổ rạp, một ngày phải chịu những trận đạn như thế hai lần. Rừng xà nu mang trong mình những vết thương của chiến tranh, không thể nào lành được. Từng từng lớp lớp thay nhau gánh chịu, Rừng xà nu chịu bao tổn thất nặng nề như con người. Biết bao cây non trúng đạn giặc, vết thương "cứ loét mãi ra" sau năm, mười hôm thì cây chết!

Những đau thương của cây xà nu cũng chính là những đau thương của dân làng Xô man. Những con người trực tiếp gánh chịu hậu quả của chiến tranh, hàng loạt những thế hệ đã ngã xuống như những cây xà nu. Chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chúng giết bà Nhan, chặt đầu treo đầu súng. Chúng đốt mười đốt ngón tay của T nú. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnú và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnú và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh. 

Người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều là những nạn nhân của chiến tranh, họ đã chứng kiến đất nước chìm trong đau thương và biển nước mắt, hai miền chia cắt, hơn ai hết, họ là những con người đã sống trong máu lửa, vừa chiến đấu vừa gánh chịu nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Những tội ác của giặc Mỹ là không thể phủ nhận, sự tàn độc trong hành vi của chúng đã dồn ép người dân đến đường cùng, không có nỗi đau nào đau hơn nỗi đau mất nước, mất tự do và độc lập. Từng lớp người cứ thế ngã xuống như những cây xà nu ngày nào cũng phải chịu những viên đạn từ giặc Mỹ.

Cây xà nu – chứng nhân lịch sử cho những đau thương mất mát

Hình tượng tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh mãnh liệt của người dân Tây Nguyên

Cũng như những nhà văn khác thuộc văn học cách mạng, viết về đau thương nhưng không bao giờ quên đi những phẩm chất tuyệt vời của con người.

“Cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh về vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng…” 

Xà nu hướng về phía nắng trời cũng chính là khát vọng của người dân Xô Man hướng về cuộc sống tươi đẹp tràn đầy ánh sáng, chứ không chịu khuất mình trong bóng tối. Dẫu trong đau thương những người dân vẫn biết tìm kiếm cho mình một ước mơ, khát vọng, không bao giờ chấp nhận kiếp sống của một nô lệ. Những cây xà nu ngã gục, hôm sau đã có những cây khác mọc lên, như sự thay đổi từng thế hệ, thế hệ này ngã xuống, đã có thế hệ sau đứng lên chống giặc, truyền thống đó chưa bao giờ mất đi ngay cả trong những giai đoạn đau thương nhất. Như một lời khẳng định, giặc Mỹ có thể giết chết một cá nhân nhưng không bao giờ giết được một thế hệ, có thể giết được một thế hệ cũng không khuất phục được một dân tộc. Sự tiếp nối về truyền thống yêu nước khẳng định sức sống mạnh mẽ của những người dân Tây Nguyên. 

“Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”. Nhìn cây Xà nu sinh sôi vượt lên sự đau thương chết chóc, như một lời khẳng định  Dù kẻ thù hung bạo đến mấy chăng nữa cũng không thể giết hết được cây rừng và càng không thể diệt được những con người trong rừng cây.

Rừng xà nu là một trong những tác phẩm mang đậm không khí sử thi, một lối viết đặc sắc không thể trộn lẫn. Tác phẩm thể hiện tình yêu của nhà văn dành cho mảnh đất Tây Nguyên xinh đẹp, đồng thời cũng là một lời khẳng định chắc chắn về những phẩm chất tốt đẹp sáng ngời của con người.

Xem thêm:

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Văn nghị luận xã hội về con lật đật

Văn nghị luận xã hội về con lật đật

Con lật đật ấy cũng thật bản lĩnh, kiên cường. Từ khi sinh ra đến khi già đi rồi chết, nó vẫn đứng...

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Nghị luận

Nghị luận "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”

Suy nghĩ về câu nói "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và...

Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của...

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Có thể nói, Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con...

Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học

Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học

Khi chúng ta tự học, tức là chúng ta tự tìm cách học hỏi, tự tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mới...

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Có thể nói, khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tây Tiến đã tái hiện được vẻ đẹp hào hoa, bi tráng...

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Qua ngòi bút, qua nhân vật Mị, A Phủ đại diện cho những con người chịu áp bức của hủ tục, cường...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.