Nghị luận "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”

Nhà văn V.Huygô từng nói “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

BÀI LÀM:

Tiêu chuẩn đánh giá một hình mẫu lí tưởng của mỗi người là khác nhau. Nhưng trong cuộc sống này, chúng ta đều luôn muốn trở thành một người mà khiến người khác phải ngưỡng mộ. Đó có thể là gì? Là một nhan sắc tuyệt mĩ, một sự nghiệp thành công hoặc khối tài sản khổng lồ? Hay như suy nghĩ của nhà văn V.Huygo: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

Tài năng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định nên sự thành công của mỗi người. Bất cứ một tài năng nào cũng là sự phát triển đặc biệt của những khả năng của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Một tài năng là kết quả của nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung đó là quá trình phát triển và hoàn thiện năng lực bẩm sinh qua môi trường học tập và rèn luyện. Còn lòng tốt? Nó xuất phát từ tâm của mỗi con người. Đó là tấm lòng bao dung, vị tha, nhân hậu, cách cư xử văn minh giữa người với người. Ở câu nói trên V.Huygo muốn đề cao giá trị của tài năng và lòng tốt, một thứ khiến ta phải cúi đầu thán phục và một thứ làm ta phải quỳ gối tôn trọng. Đồng thời, ông cũng muốn thể hiện sự tôn trọng và kính nể đối với những con người vừa có tâm vừa có tài.

Ở trong một xã hội đầy khắc nghiệt, tài năng là thứ khiến ta vững vàng hơn. Một người có tài là người khôn ngoan, khéo léo và giỏi giang khiến mọi người phải cúi đầu thán phục. Nó là năng khiếu bẩm sinh của mỗi người mà người khác khó có thể bắt chước. Điều đó càng khẳng định được giá trị bản thân của những người có tài năng và có thể đem tài năng của mình cống hiến cho quê hương, đất nước.

Nhưng bạn biết không, người có lòng tốt sẽ luôn khiến người khác tôn trọng kính nể. Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo.Lòng tốt có thể cảm hóa quỷ dữ, có thể xua tan bóng đêm, có thể đưa con người ta hoàn lương trở về với cái thiện cuộc đời. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.

Ta biết đến Beethoven, một nhà soạn nhạc thiên tài thế giới với bản sonate “Ánh trăng” huyền thoại. Người ta coi đó là một hiện tượng hiếm có trong âm nhạc thế giới. Thế nhưng kỉ niệm đáng nhớ của ông không phải là giây phút vinh quang mà là trong một ngày u buồn vì tình yêu dang dở ông đã cất lên tiếng dương cầm trầm bằng để thương cho ước mong của cô gái mù muốn trông được mặt hồ đêm dưới trăng. Tiếng đàn đã giúp cho người con gái tội nghiệp kia một lần duy nhất trong đời thấy được bằng trái tim ánh trăng huyền ảo. Bản sonate “Ánh trăng” vĩ đại kia đã ra đời như thế. (Tổng hợp các bài Nghị luận xã hội ) Nếu như không dùng trái tim và lòng tốt để cảm hóa thì làm sao tài năng của Beethoven có thể được tỏa sáng khắp thế giới.

 Bác Hồ cũng đã từng nói: “người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, tài và đức phải đi đôi với nhau và không được tách rời. Một người dù tài năng xuất chúng nhưng lại không có tấm lòng lương thiện thì cũng coi là vô dụng. Người ta chỉ thán phục tài năng chứ không hề yêu quý hay có thiện cảm, rằng họ sẽ chẳng bao giờ được tôn trọng. Ngược lại, nếu chỉ có lòng tốt thì bạn sẽ chỉ được người khác yêu quý, còn lại làm việc gì cũng chẳng thể thành công.

Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần xả kỷ, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục.

Câu nói của V.Huy-gô không chỉ là lời nói bình thường mà giống như một chân lí đánh thức chúng ta. Thường con người không chịu nhận mình thua ai mà cứ hay ghen tị. Câu nói chính là một đòn đánh vào những kẻ ghen ghét người khác, hãy biết khiêm tốn nhìn nhận lại mình và cố gắng hơn. Không chỉ thế, câu nói còn nhắc nhở chúng ta đến những giá trị đích thực của con người: đó là tài năng và lòng tốt. Đừng để những thứ phù phiếm xa hoa làm mờ đi những phẩm chất tốt đẹp đó của mình.

Lời dạy thiết thực của V.Huy-go đã ghi tạc trong chúng ta một bài học quý giá và cần thiết trong xã hội vô cùng khắc nghiệt. Chính vì thế mà, chúng ta phải “khắc cốt ghi tâm”lời dạy sâu sắc. “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu, ngưỡng mộ, nể trọng, thán phục đó là tài năng. Và có một thứ khác ta “phải quỳ gối, tôn trọng: đó là “lòng tốt”.

Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của...

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Có thể nói, Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con...

Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học

Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học

Khi chúng ta tự học, tức là chúng ta tự tìm cách học hỏi, tự tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mới...

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Có thể nói, khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tây Tiến đã tái hiện được vẻ đẹp hào hoa, bi tráng...

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Qua ngòi bút, qua nhân vật Mị, A Phủ đại diện cho những con người chịu áp bức của hủ tục, cường...

Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ

Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ

Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi,...

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

"Mùa xuân nho nhỏ" là ngọn lửa diệu kì ủ ấm đôi tay xám ngắt của thi nhân. Ngọn lửa ấy như có...

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

"Thương vợ" là bài thơ tác giả viết về vợ mình, để ghi lại tình yêu thương chân thành với bà, cũng...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.