Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có một nhận định rất hay rằng: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Thật vậy, văn học vì con người mà sáng tạo, làm nổi bật những cái đẹp trong đời; cũng từ đó đem lại những bài học nhận thức đầy tính nhân văn vì con người. Bởi thế nên không sai khi nhận định rằng con người là điểm xuất phát cũng là mục tiêu cuối cùng, là thước đo giá trị cho cuộc sống. Phải chăng vì những lý lẽ đó mà Tô Hoài đã làm nổi bật lên khát vọng sống, những phẩm chất cao đẹp của người dân miền núi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Một tác phẩm ra đời trong chuyến đi tới miền Tây Bắc xa xôi. Qua từng trang viết, người đọc sẽ cảm nhận rõ ràng những giá trị nhân đạo sâu sắc mà Tô Hoài mang đến.
- Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri
- Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo
Vợ chồng A Phủ vốn dĩ viết về đời sống Tây Bắc, nhưng khác với góc nhìn mà người ta thường nhắc về vùng rẻo cao này; Tô Hoài cho ta một cái nhìn đầy nhân văn về con người và thiên nhiên nơi đây. Không phải một Tây Bắc hoang vu, lạnh lẽo đầy sương mờ ảo, không phải là nơi có những con người nhận thức thấp vì vị trí địa lý khó khăn mà là một vùng đất đầy thơ mộng và trữ tình. “Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ…” Trong một khung cảnh đầy sắc màu ấy, còn có tiếng sáo ngân vang khắp núi rừng mùa xuân Tây Bắc. Mà ở đó, con người đang hoạt động, đang sinh hoạt đầy nhộn nhịp và đầy sinh khí. “Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Một thanh âm đã khiến tâm hồn tưởng chừng như vô cảm, thờ ơ của Mị sống lại. “Mị nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi… lòng Mị thì đang sống về những ngày trước”. Tô Hoài qua ngòi bút, sự hiểu biết của mình đã tạo nên bức tranh Tây Bắc đầy khác biệt và tràn ngập sức sống, đặc biệt là vào mùa xuân. Ông đã cho người đọc thấy nét trữ tình của vùng rẻo cao tưởng chừng như hoang vu này:
“Tây Bắc một cõi vô ưu
Một miền sơn cước phiêu du thỏa lòng
Mùa vàng lúa trổ quằn bông
Một đôi Sơn Nữ thong dong mây ngàn”
(trích Mùa thu Tây Bắc)
Trong bức tranh trữ tình ấy, nhà văn còn lên án sâu sắc những thế lực cường quyền đã chà đạp lên quyền sống và tự do của người dân nơi đây. Qua ngòi bút, qua nhân vật Mị, A Phủ đại diện cho những con người chịu áp bức của hủ tục, cường quyền thần quyền, chấp nhận một kiếp sống nô lệ được tái hiện lên rõ ràng. Mị từ một cô gái xinh đẹp yêu đời, có một tình yêu của riêng mình, một người thổi sáo rất giỏi được nhiều chàng trai theo đuổi; nay vì bị A Sử bắt đi cúng trình ma, vì món nợ mà bố Mị vay để cưới mẹ Mị mà trở nên lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”. Từ một A Phủ đầy sức sống “biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, một chàng trai “con gái trong làng nhiều người mê” lại vì đánh con quan mà trở thành nô lệ nhà thống lí Pá Tra. Cái quá trình vay nợ để chạy tội của A Phủ được Tô Hoài miêu tả đã làm nổi bật lên bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của bọn cường hào ác bá. “Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao”. “Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng nhặt xong lại để ngay xuống mặt tráp… trút cả bạc vào tráp”. Một con người tự do, chưa sợ cường quyền, thú dữ nay lại bất lực vì sống không rõ chết không hay. “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Dòng nước mắt bất lực của người thanh niên đang cùng quẫn, bế tắc.
Một trong những giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ đầy tâm đắc đối với độc giả, đó là sự trân trọng mà Tô hoài dành cho nhân vật của mình. Ông cảm nhận được cái khổ, sự bế tắc của A Phủ, sự mong muốn một cuộc đời tự do của Mị. Có lẽ vì thế mà cả hai đều có sự giải thoát cuối tác phẩm. Từ một cô gái thờ ơ, không còn cảm giác đang sống, chỉ đang tồn tại, ngày ngày ngồi trong cái buồng “có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi” đã sống lại khi nghe tiếng sáo mùa xuân. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước…Mị muốn đi chơi”. Mị với tay lấy cái váy hoa trong vách, “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, Mị như muốn thắp lại hy vọng và khởi sắc cho cuộc đời của mình. Mị đã thức tỉnh, đã có cảm giác. Chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ là một chi tiết vô cùng ý nghĩa. Đó là tình người, lòng yêu thương của tác giả đối với cả hai nhân vật. Mị giải thoát cho A Phủ cũng như cho chính mình, cô không thể nhìn một người vô tội chết trong tay bọn cường hào ác bá được. Mị nhìn A Phủ mà nhớ đến cuộc đời mình, dù sợ, dù “Mị cũng hốt hoảng” nhưng lòng thương người đã giúp cô đủ động lực cứu người. Mị đi theo A Phủ đến Phiềng Sa. Sự chạy thoát của Mị và A Phủ là con đường đi, sự khai sáng mà chính Tô Hoài dành cho họ, cũng như là cho chính những người dân miền núi. Nhà văn từ cái nhìn cảm thông sâu sắc cho nỗi khổ của người dân nghèo đã nói lên khát vọng hạnh phúc và trân trọng đến cùng những khát khao ấy.
Tóm lại, Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm từ đầu đến cuối đều giàu những giá trị nhân đạo sâu sắc. Tô Hoài đâu chỉ có lên án mà còn khiến cho độc giả có cái nhìn khác về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Những con người có khát vọng sống mãnh liệt, yêu đời như Mị như A Phủ. Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng tiềm thức của nhân vật để làm nổi bật những hình ảnh đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc ấy. Một trong những lý do làm như tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người đọc.
Viết bởi Thể Hồng
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ
Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi,...
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
"Mùa xuân nho nhỏ" là ngọn lửa diệu kì ủ ấm đôi tay xám ngắt của thi nhân. Ngọn lửa ấy như có...
Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
"Thương vợ" là bài thơ tác giả viết về vợ mình, để ghi lại tình yêu thương chân thành với bà, cũng...
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Có thể nói, “Câu cá mùa thu” là bài thơ của làng quê Việt Nam, đặc biệt là làng quê vùng Bắc Bộ....
Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Mỗi chi tiết trong “Hai đứa trẻ” được Thạch Lam khắc hoạ một cách sinh động, cụ thể với ngôn...
Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ vội vàng của Xuân Diệu
Xuân Diệu – một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến qua phong cách sáng...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất