Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, mà người còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX. Ngoài dòng văn chính luận, Người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng với biết bao nhiêu thi phẩm xuất sắc, trong đó nổi bật nhất là tập thơ Nhật ký trong tù. Tập thơ này giống như một cuốn nhật ký được viết nên từ những lời thơ, ghi lại những chặng đường chuyển lao đầy gian nan, vất vả của người tù cách mạng. Nhưng với bản lĩnh và tinh thần thép, Bác đã vượt qua được nghịch cảnh để hướng đến về ánh sáng. Bài thơ Chiều tối được coi là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập thơ Nhật ký trong tù.
Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc để tranh thủthử sự viện trợ của quốc tế về cuộc cách mạng ở Việt Nam. Sau mười lăm ngày đi bộ ròng rã, khi vừa mới đến thị trấn Túc Vinh ở tỉnh Quảng Tây, Bác đã bị chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và phải trải qua mười bốn trăng tê tái gông cùm trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh Quảng Tây:
Quảng Tây giải khắp mười ba huyện
Mười tám nhà tù đã ở qua
Trong suốt quãng thời gian này, Người đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù gồm 134 bài thơ được viết bằng tiếng Hán. Bài thơ Chiều tối được xem như một áng thơ, một tuyệt bút của gần như cả tập thơ, được Người sáng tác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo.
Mở đầu tác phẩm là khung cảnh, là bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Cánh chim là hình ảnh mang tính biểu tượng của buổi chiều tà. Cánh chim ấy gợi cho người đọc về sự mệt mỏi sau một ngày dài hoạt động. Một ngày kiếm ăn mệt mỏi kết thúc, cũng là lúc những chú chim nghiêng cánh trở về rừng và đi tìm chốn ngủ. Chúng bay đi có mục đích, phương hướng, không hề vô định như trong thơ ca cổ. Hình ảnh chòm mây ở câu thơ thứ hai xuất hiện thật cô độc, lẻ loi, trôi thật chậm rãi giữa tầng không rộng lớn. Hai hình ảnh cánh chim và chòm mây có điểm tương đồng với hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: cô đơn, lẻ loi giữa thiên nhiên, giữa cuộc đời. Bức tranh thiên nhiên được Bác miêu tả bằng nhiều bút pháp cổ điển như bút pháp tả cảnh ngụ tình hay là bút pháp chấm phá. Chỉ với vài nét chấm phá, Bác đã vẽ nên một bức tranh của linh hồn tạo vật, đồng thời thấy được sự cô đơn, lẻ loi của Bác trong hoàn cảnh tù túng. Nhưng đằng sau đó là một bản lĩnh kiên cường, sắt đá của người chiến sĩ cộng sản.
Bức tranh của Bác không chỉ dừng lại ở đó, từ điểm nhìn ngước lên cao hướng tới bầu trời, Người đã hạ thấp điểm nhìn xuống mặt đất để thấy và cảm nhận hơi thở nồng nàn của cuộc sống sinh hoạt bình dị, đời thường mà lại vô cùng ấm áp:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Đến đây, hình ảnh của con người đã trở thành trung tâm của bức tranh, nó thật sự tương đồng với hình ảnh em trong tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Hiện ra trong không gian sinh hoạt là hình ảnh người thiếu nữ xóm núi xay ngô với vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn. Hình ảnh chân thực, bình dị và rất đỗi đời thường nhưng lại lấp lánh tỏa sáng. Đó là ánh sáng của tuổi trẻ, của sức sống tràn đầy nơi người con gái, ánh sáng đó tỏa ra từ công việc lao động rất đỗi bình dị. Ánh sáng ấy còn là vẻ đẹp của mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: con người là trung tâm, là chủ thể của vũ trụ. Trước thiên nhiên bao la, hình ảnh con người càng được làm nổi bật hơn.
Câu thơ cuối là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và chất lãng mạn. Tính cổ điển được thể hiện ở việc mượn ánh sáng để khắc họa bóng tối.Điều này ta đã từng bắt gặp trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Hình ảnh lò than rực hồng, tỏa sáng khoảng không gian đã làm nổi bật lên bóng tối bao phủ quanh nơi đây. Nhưng đây cũng là câu thơ hết sức hiện đại: chữ hồng trở thành nhãn tự của cả bài thơ, làm bừng sáng cả không gian bóng tối bao trùm. Cả bài thơ có hai mươi tám chữ, thì hai mười bảy chữ đầu là bóng tối, chỉ duy có chữ hồng là ánh sáng. Nó thể hiện được sự vận động của thời gian từ chiều đến tối, sự vận động theo hướng từ lạnh lẽo tới ấm áp (cái ấm của sự sống, của con người lao động và của cảnh sinh hoạt), từ sự cô đơn đến niềm vui sum họp và từ nỗi buồn đến niềm vui. Từ hồng ấy còn là sắc hồng từ gương mặt trẻ trung của cô gái, sắc hồng của tâm hồn lạc quan, của trái tim nhân ái nơi người tù cách mạng. Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng đã thể hiện rõ niềm tin, niềm lạc quan vào một tương lai tươi sáng của Người trên con đường giải phóng dân tộc.
Có thể nói, Chiều tối đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người nơi núi rừng hoang dã. Đằng sau bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, luôn mang trong mình tinh thần lạc quan, tin tưởng về tương lai: ánh sáng đang đợi dân tộc, đất nước nơi cuối con đường. Bài thơ đã thành công trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Bài thơ có sự đan xen, hòa quyện một cách tinh tế giữa hai màu sắc cổ điển và hiện đại.
Viết bởi Diệp Tư Viễn
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Nghị luận xã hội suy nghĩ về vấn đề tự học
Khi chúng ta tự học, tức là chúng ta tự tìm cách học hỏi, tự tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mới...
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến
Có thể nói, khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tây Tiến đã tái hiện được vẻ đẹp hào hoa, bi tráng...
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Qua ngòi bút, qua nhân vật Mị, A Phủ đại diện cho những con người chịu áp bức của hủ tục, cường...
Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ
Dưới con mắt ngây thơ của “Hai đứa trẻ”, người đọc dường như cùng nhập cuộc, cùng theo dõi,...
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
"Mùa xuân nho nhỏ" là ngọn lửa diệu kì ủ ấm đôi tay xám ngắt của thi nhân. Ngọn lửa ấy như có...
Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
"Thương vợ" là bài thơ tác giả viết về vợ mình, để ghi lại tình yêu thương chân thành với bà, cũng...
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Có thể nói, “Câu cá mùa thu” là bài thơ của làng quê Việt Nam, đặc biệt là làng quê vùng Bắc Bộ....
Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Mỗi chi tiết trong “Hai đứa trẻ” được Thạch Lam khắc hoạ một cách sinh động, cụ thể với ngôn...

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất