Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ thuật Việt Nam. Dòng sông không chỉ mang vẻ đẹp của quê hương mà còn ẩn chứa nhiều tâm tư, tình cảm và cuộc sống con người Việt. Trong đó, bài thơ Nhớ con sông quê hương là một trong những tác phẩm giá trị và ý nghĩa về hình ảnh con sông. Để tìm hiểu những ý nghĩa và giá trị bài thơ, bạn hãy cùng AnyBooks tham khảo bài viết sau nhé!
1. Giới thiệu tác giả bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Trước khi phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương, bạn nên khái quát sơ lược về tác giả. Tế Hanh là người sáng tác bài thơ, sinh năm 1921 tại Quảng Ngãi và mất năm 2009, tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là nhà thơ nổi tiếng của thời kháng chiến. Tế Hanh đã bắt đầu viết văn, làm thơ từ năm 17 tuổi, bài thơ “Những ngày nghỉ học” là bài thơ đầu tiên của tác giả.
Tế Hanh tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình với tập thơ Nghẹn ngào. Vào năm 1939, tập thơ giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn. Đồng thời, tác giả còn có nhiều bài thơ nổi tiếng như:
- Hoa niên - 1945.
- Hoa mùa thi - 1948.
- Nhân dân một lòng - 1953.
- Nhớ con sông quê hương - 1956,...
Với những cống hiến nổi bật cho nền văn học nước nhà, Tế Hanh đã mang về cho mình nhiều giải thưởng danh tiếng như:
- Tự lực văn đoàn năm 1939.
- Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V.
- Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996.
Trong quyển “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét Tế Hanh rằng: “Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thấu tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng”... ”
2. Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Bài thơ Nhớ con sông quê hương là một trong những bài thơ hay và nổi tiếng của tác giả Tế Hanh. Những vần thơ trong bài mộc mạc, giản dị và hồn nhiên với hình ảnh dòng sông quê hương. Đồng thời, con sông quê còn chất chứa biết bao kỷ niệm, hồi ức và nỗi nhớ của thi nhân khi nhà thơ phải rời xa quê hương đi kháng chiến.
Vẻ đẹp của con sông quê
Tác giả đã vẽ ra một bức tranh quê hương với dòng sông xanh biếc, đẹp đến nao lòng. Dòng nước trong xanh có thể soi chiếu thấy bóng của những rặng tre và thấy bóng mình dưới đáy sông.
Dòng sông quê hương thu hút và mê hoặc người khác là vào những ngày trưa hè, vì khi đó ánh nắng chiếu xuống mặt sông lấp lánh như ánh kim cương. Những nét đẹp này đã tạo nên một dòng sông nên thơ và yên bình trong tâm trí, đồng thời còn nhắc người đọc nhớ về hình ảnh của dòng sông quê hương mình.
Dòng sông là nơi cất giữ biết bao kỷ niệm đẹp
Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng, tinh khiết làm xuyến xao lòng người, dòng sông quê hương còn là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm khó quên của tác giả nói riêng và mọi tuổi thơ nói chung.
Không phải đọc giả nào cũng hiểu rõ vai trò to lớn của con sông quê hương, chỉ có những người sống vùng thôn quê mới có thể cảm nhận được dư vị này. Tuy nhiên, thông qua bài thơ Nhớ con sông quê hương, bạn sẽ cảm nhận được phần nào con sông của tuổi trẻ với những trò chơi như: thi bơi lội, bắt cá tôm, nhảy từ cao xuống,...
Con sông quê không chỉ là nơi cất giữ kỷ niệm tuổi thơ mà còn là người bạn chứng kiến biết bao nhiêu chuyện vui buồn lẫn lộn của tuổi trẻ. Câu thơ: “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/Sông mở nước ôm tôi vào dạ” đã thể hiện sự thân thuộc, gần gũi giữa nhà thơ và dòng sông, cả hai bảo vệ và nâng đỡ lẫn nhau. Ở đây, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ nhanh hóa để biến dòng sông vô tri thành một người bạn dào dạt những cảm xúc, luôn bảo vệ bạn trước kẻ thù.
Nỗi nhớ sông quê khi chia xa
Khi trưởng thành, con người thường rời xa quê hương, rời xa dòng sông và cất giữ những kỷ niệm tuổi thơ vào trang ký ức. Tuy nhiên, con sông quê vẫn ở đó, đợi người bạn tri kỷ của mình. Dù phải đi xa quê hương, nhưng trong lòng họ vẫn lưu giữ hình bóng con sông nơi quê nhà:
Khi ra chiến trường cầm súng chiến đấu, hình ảnh con sông quê hương của nhà thơ giống như cô em có đôi má ửng hồng. Đây là một vẻ đẹp ngây thơ, trong trẻo và sáng tạo về hình ảnh dòng sông. Nỗi nhớ con sông quê hương càng thêm da diết, nồng nàn hơn khi gắn với tình cảm lứa đôi vừa lãng mạn vừa nuối tiếc, bi thương.
Nỗi niềm gửi tới miền Nam
Bài thơ Nhớ con sông quê hương sáng tác trong hoàn cảnh Nam Bắc hai miền đang bị chia cắt, đó còn là thời điểm nhà thơ phải ra Bắc kháng chiến. Lúc này, Quảng Ngãi chưa phân chia khu miền Trung như bây giờ và còn thuộc miền Nam nên tác giả đã viết câu:
Tình yêu dòng sông quê hương của Tế Hanh không chỉ đối với con sông của Quảng Ngãi mà là tình yêu vô bờ của những dòng sông quê hương. Có thể nói, tình yêu to lớn đó là tình yêu dành cho đất nước Việt Nam. Chúng ta dễ dàng nhận thấy qua những câu thơ như sau:
Mặc dù phải chiến đấu gian khổ, ghềnh thác cheo leo, gian nan và vất vả nhưng tác giả vẫn luôn nhớ về hình ảnh dòng sông quê hương nơi chất chứa những hoài niệm, ước mơ và thắm đượm tình người. Hơn thế nữa, hình ảnh con sông quê hương còn tượng trưng cho tình yêu lớn lao đối với đất nước, chung thủy và sắc son một lòng không phai.
Cũng giống như nhiều người xá xứ khác, Tế Hanh luôn nhớ về những hình ảnh gần gũi, bình dị và quen thuộc nơi quê nhà giúp thể hiện sự gắn bó giữa lòng người và hồn quê. Trong câu thơ, nhà thơ sử dụng điệp ngữ “tôi sẽ” có tác dụng nhấn mạnh và gửi gắm thông điệp về một tương lai sáng ngời của đất nước. Bài thơ như một sự khẳng định rằng vào một thời gian không xa, đất nước Việt Nam sẽ được thống nhất, Bắc Nam lại được sum vầy và tác giả sẽ được về tắm mình trên dòng sông quê hương.
3. Lời kết
Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ là dòng sông dào dạt cảm xúc của sự hoài niệm, thanh xuân trong trẻo và thơ mộng. Giọng thơ da diết, tha thiết dồn nén qua từng dòng thơ đã tạo nên hình ảnh dòng sông nhẹ nhàng, vẽ nên bức tranh sông quê vừa chân thực lại vô cùng sống động.
Xem thêm:
- Lão Hạc - Truyện ngắn Nam Cao
- Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm anh em
- Bài thơ Tiếng ru - Tố Hữu
Trên đây là bài viết về phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mong rằng những bài viết sau của AnyBooks sẽ nhận được sự quan tâm từ bạn nhé!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Đặc điểm chung của thơ trữ tình Việt Nam
Thơ trữ tình là khái niệm dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc thể loại trữ tình, ở đó nhà thơ...
Tình huống truyện là gì? Kiến thức quan trọng cần nắm vững
Việc tạo dựng tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng, một tác phẩm xuất sắc phải có cốt...
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Âm thanh tiếng gà trưa cực kỳ bình dị gần gũi với những dân quê Việt Nam cũng như chiếm một phần...
Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” là tác phẩm cực kỳ xuất sắc và đặc biệt mang đậm tính nhạc. Ta...
Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo vừa hay là một người từ lương thiện bị đẩy đến cùng đường cuối đất, bị tha hóa bởi...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất