Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

O. Henry là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nước Mỹ ở thế kỷ XX. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng sâu lắng chạm đến trái tim của người đọc. Tên của ông đã được đặt cho một giải thưởng truyện ngắn hay nhất năm ở Mỹ. Tên tuổi nhà văn mãi lưu danh hậu thế. Có thể nói Chiếc Lá Cuối Cùng kiệt tác để đời của nhà văn. Từng câu chữ có sức ám ảnh, lay động đến tâm can người đọc vì tình yêu thương cao cả của những con người mà ông đã vẽ lên trong câu chuyện.

Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ấm áp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy Johnsy lâm bệnh nặng, căn bệnh dường như lấy hết đi sức sống và hy vọng của cô. Sue mòn mỏi với những bức tranh và ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực của Johnsy. Cô nàng đang chờ đợi sự ra đi của từng chiếc lá cũng chờ đợi sự ra đi của chính bản thân mình. Bất ngờ hơn là sự ra đi của cụ già Behrman. 

Truyện của O. Henry đã thể hiện tình bạn cao quý, cảm động. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ, họ sống cùng một khu nhà trọ. Họ mang trong mình nhiều ước mơ và khát vọng. Hai người có sở thích và lý tưởng nghệ thuật đồng điệu. Johnsy và Sue gắn bó yêu thương lẫn nhau mà kết thành chị em. Đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành nó đã “đánh gục biết bao nạn nhân” Johnsy cũng mắc phải và nằm liệt giường. Cô dường như bị lấy hết mọi sức sống, suy nghĩ “không thể khỏi được” luôn luôn ở trong tâm trí của cô. Sự sụp đổ tinh thần của cô nàng họa sĩ làm cho căn bệnh càng thêm trầm trọng. Đến nỗi cô bị ám ảnh về những chiếc lá bên cửa sổ. Phó mặc cho số phận theo những chiếc lá vô tri. Một khi chiếc lá cuối cùng của cây Thường Xuân rơi xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Chính trong tình cảnh bi đát ấy đã thể hiện được tình bạn cao quý, đẹp đẽ. Tác giả đã sử dụng cái khó khăn bị thảm để làm thử thách cho tình bạn giữa Sue và Johnsy.

Sue thương đứa em Johnsy vô cùng. Cô tất bật làm việc kiếm thêm để chạy chữa cho Johnsy. Sue săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em ấy. Cô nàng đã khóc rất nhiều khi chứng kiến bệnh tình của em gái ngày càng nặng hơn những ám ảnh về sự tuyệt vọng của Johnsy cứ hiện diện. "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...". Em hãy cố ngủ đi"... Cô kiên nhẫn an ủi Johnsy qua hai làn nước mắt. Sue đã tận tình chăm sóc cho em. Khi thì nấu súp, pha sữa và rượu. Lúc thì mời bác sĩ chữa trị, lúc thì cầu cứu bác Behrman. Trái với đứa em đang tuyệt vọng, phó mặc số phận cho những chiếc lá. Sue đã giành giật sự sống của đứa em gái bé bỏng từ tay của Tử Thần quyết không để em ấy ra đi. Hai hình ảnh đối lập giữa Johnsy và Sue đã làm nổi bật tình cảm giữa hai người tuy không cùng một dòng máu nhưng lại chung ước mơ, đam mê.

Sue là hiện thân của sự trắc ẩn, lòng vị tha, bác ái. Cô nàng có một trái tim nhân hậu, tấm lòng lương thiện, giàu đức hy sinh. Hình ảnh của cô đã làm cho người đọc xúc động về tình cảm cao quý, đẹp đẽ của bạn bè, chị em.

Sự hy sinh thầm lặng cứu những con người đứng bên bờ vực của cái chết. Cụ Behrman năm ấy đã ở ngưỡng 60 tuổi. Cũng như hai nàng họa sĩ trẻ, cụ cũng có những đam mê hội họa. Cầm bút vẽ hơn 40 năm qua những ông vẫn chưa chạm được tới tháp của những ngọn đèn nghệ thuật. Tuy vậy, ông đã nói với Sue “ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”. Khác với hình ảnh tận tình săn sóc của Sue thì cụ Behrman làm mọi việc trong âm thầm. Đêm hôm ấy, cái đêm mà gió bấc cùng những trận mưa dai dẳng pha lẫn tuyết đang đổ xuống Manhattan, ông không còn đứng làm mẫu nữa. Đứng dưới cơn mưa, ông mặc chiếc áo sơ mi cũ đã sờn vai tự họa ra tác phẩm của riêng mình. Đêm đó “chiếc lá cuối cùng” của cây Thường Xuân bên cửa sổ của Johnsy đã vượt qua những cơn gió bấc, kiên cường bám vào trong cành cây. Cụ họa sĩ lạnh buốt trong đêm mưa, lẳng lặng vẽ lên tác phẩm cuối của đời mình, một bức tranh vực dậy sự sống của Johnsy. Sáng hôm sau vị họa sĩ già Behrman đã mất, ông chết vì sưng phổi. “Chiếc lá cuối cùng” mà cụ “vẽ” đã đánh lui Thần Chết. Quên mình cứu người là hành động cao cả. Cái chết của vị họa sĩ già đẹp hơn mọi bài ca. Cụ họa sĩ đã ra đi không hối tiếc vì đã xả thân cho sự sống của Johnsy hơn hết cuối cùng ông cũng chạm vào được ngọn tháp đèn nghệ thuật. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất'' của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: "Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng" với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Nghĩa cử cao đẹp của ông đã khiến độc giả cúi đầu nghiêng mình. 

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc. Tình bạn bè, tình chị em và tấm lòng nhân hậu giàu đức hy sinh đã làm chúng ta tin yêu hơn vào lòng tốt, sự yêu thương giữa những con người. Chúng ta cũng thấy được sự cao quý, đẹp đẽ trong nghệ thuật từ vị họa sĩ già Behrman. Ông đã ra đi vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất. Hãy phấn đấu đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn và giá trị của nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã làm rung động tâm hồn của những độc giả.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Những ai yêu thích truyện cổ tích Việt Nam thì luôn nhận được rất nhiều bài học quý giá từ kho tàng...

Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ

Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ

Văn chương được khơi từ cuộc sống, từ những hiện thực tươi đẹp nhất hay thậm chí là phũ phàng...

Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương

“Bà Chúa Thơ Nôm” là danh xưng được người đời tặng cho Hồ Xuân Hương – một thi sĩ tài hoa sống...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn rùa và thỏ

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn rùa và thỏ

Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.