Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên (12 tháng 11 năm 1913 – 18 tháng 1 năm 1996), là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông Đồ” của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới.

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Ông đồ” là niềm hoài cổ của tác giả đối với nét đẹp truyền thống đang dần mai một. Bài thơ ra đời khi nền Nho học đang dần suy yếu,“Ông đồ” và tinh hoa nghệ thuật, chữ nho trong tác phẩm có thể nói là tàn tích khi người ta vứt bút lông, bắt đầu sử dụng bút chì.

Thời huy hoàng của từng con chữ của Ông đồ khi dịp tết đến xuân về.

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Khoảng thời gian là mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm. Nơi nơi muôn hoa đua sắc nở rộ, những cánh chim uốn lượn bầu trời. Đây cũng là thời gian ông đồ già làm việc.Hình ảnh “hoa đào nở” cộng thêm “mực Tàu”, “giấy đỏ” càng thêm tô đậm màu sắc cho bức tranh mùa xuân tràn trề sức sống.  Từ lặp lại về thời gian “lại” chứng tỏ ông đồ đã gắn bó với nghề viết chữ này qua nhiều năm liền. Vẫn chỗ ngồi đấy, bên con phố nhộn nhịp có ông đồ già cứ mỗi khi độ trời đẹp nhất trong năm lại bày biện hàng giấy mực viết chữ. “Phố đông” tấp nập, người qua kẻ lại, cười cười nói nói cho không khí thêm háo hức rạo rực. Tuy đông đúc là thế như ai cũng quan tâm đến ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” hết lượt này đến lượt khác những con người đang chờ được viết một câu đối đỏ treo trước nhà. Dù là người biết thưởng thức nghệ thuật hay không thì vẫn “tấm tắc” khen ngợi tài năng của ông. Nét chữ được đặc tả như “phượng múa”, “rồng bay”, những nét chữ Nho đẹp đẽ khi thanh, khi đậm, tươi tắn in hằn trên khuôn giấy đỏ tươi vuông vức mang một giá trị sâu sắc về gốc rễ của một thời kỳ văn hóa. Bằng tài năng của chính mình ông đồ được khen ngợi hết lời. Đối với một người nghệ sĩ không gì chân quý hơn lòng mến mộ, sự khen ngợi của khác tứ phương.

Trong dòng chảy thời gian không gì mà không bị cuốn đi, ông đồ cũng không nằm ngoài số phận.

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Hai khổ thơ này như vẽ lên bức tranh thời nay, một kẻ sĩ lỗi thời, lạc lõng bơ vơ. Vẫn con phố cũ ấy, vẫn bày biện hàng giấy đỏ mực đen, vẫn tấp nập người qua kẻ lại nhưng mấy ai còn chú ý ông đồ già. Không phải đột nhiên không ai quan tâm đến ông mà đây là như là trình tự “mỗi năm mỗi vắng” những người ngày trước chờ được viết câu đối đỏ qua mỗi năm lại càng ít dần, càng thêm thưa thớt. Đây là minh chứng cho sự lụi tàn của nền Nho giáo. “Giấy buồn” “mực sầu” hai hình ảnh nhân hóa cho giấy, mực cũng có cảm xúc như con người, biết buồn, biết vui. Bị lãng quên giấy cũng nhạt màu, mực đọng lại trong “nghiên sầu” hay đọng lại trên những nỗi buồn. Ông đồ vẫn miệt mài nơi con phố cũ những kẻ qua đường mấy “ai hay”. Mùa xuân nhưng lại có “lá vàng” nghe thật nghịch lý. Nhưng trong tình cảnh của ông đồ lại rất đúng. Đến chiếc lá còn thấy cảm thương cho tình cảnh bây giờ của ông mà phải rơi rụng. Ngoài trời “mưa bụi bay” càng tăng thêm nỗi sầu muộn, ông đồ bây giờ chỉ còn là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời. Vào cái thời buổi gió Á mưa u nổi cuồng phong trên mảnh đất quê hương, con người dường như để bản thân mụ mị mà phớt lờ đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khiến cho chúng ngày càng tàn phai mai một, khi ấy cả hồn dân tộc nhuốm một màu buồn sầu lê thê như những đoạn mưa bụi không bao giờ dứt. Nghe thật bi ai làm sao.

Vẫn độ thời gian đẹp đẽ của năm, muôn hoa khoe sắc, đào lại nở, phố lại đông nhưng chẳng còn ông đồ già.

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Nếu như những mùa xuân trước hình ảnh ông đồ vẫn còn phảng phất trong khu phố tấp nập thì ở thời điểm hiện tại ông đã biến mất. Đào vẫn khoe sắc, thời gian vẫn tuần hoàn nhưng hình bóng của ông đồ già đã không còn.  Bóng dáng của ông không phải một người, một nghề mà là hình bóng của một thời đại, hình bóng của một thời kỳ văn hóa, hình bóng của nền Nho giáo sớm đã lụi tàn trước thời buổi gió Á mưa u. Đây không phải sự biết mất của hình ảnh ông đồ già mà là sự mất đi một phần văn hóa truyền thống của chúng. “Những người muôn năm cũ” kẻ biết thưởng thức nghệ thuật, kẻ chờ đợi câu đối đỏ, kẻ am thơ văn ngày xưa “hồn ở đâu” rồi? Phải chăng họ đang bận thích nghi với cuộc sống mới đầy tiện nghi mà quên đi cái hồn dân tộc đang dần bị quên lãng.

Tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc. Bài thơ “Ông đồ” chan chứa tình nhân đạo. Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất dành cho một nét văn hóa đã qua của dân tộc

Viết bởi Nth Bảo Ngọc

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc....

Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi

Những ai yêu thích truyện cổ tích Việt Nam thì luôn nhận được rất nhiều bài học quý giá từ kho tàng...

Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ

Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ

Văn chương được khơi từ cuộc sống, từ những hiện thực tươi đẹp nhất hay thậm chí là phũ phàng...

Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương

“Bà Chúa Thơ Nôm” là danh xưng được người đời tặng cho Hồ Xuân Hương – một thi sĩ tài hoa sống...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.