Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương

Phân tích "Tự Tình (II) - Hồ Xuân Hương 

“Bà Chúa Thơ Nôm” là danh xưng được người đời tặng cho Hồ Xuân Hương – một thi sĩ tài hoa sống ở cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Nhiều tác phẩm nổi bậc đã thể hiện được mong muốn khát vọng sống và hạnh phúc của những người phụ nữ ở thời phong kiến nhiều qui tắc khắc nghiệt đối với nữ giới. Tự Tình (II) nằm trong chùm thơ ba bài Tự Tình của bà. Bài thơ cho ta thấy được số phận “hồng nhan” nhưng “bạc phận” của Hồ Xuân Hương nói riêng và những người phụ nữ thời đó nói riêng. Bằng thể thơ Thất ngôn Bát cú Đường luật Hồ Xuân Hương đã truyền tải trọn vẹn những nỗi niềm vào bài thơ. 

Nỗi trăn trở của nhân vật trữ tình: 

           “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 

            Trơ cái hồng nhan với nước non” 

Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã khắc họa một khung cảnh thanh bình, trống trải. Từ đó thông qua hoàn cảnh mà bộc lộc tâm tư của nhân vật. “Đêm khuya” là thời khắc trăn trở của người con gái quá lứa lỡ thì trong không gian tràn ngập nỗi cô đơn. Âm thanh “văng vẳng” từ xa vọng về càng khiến cho người con gái cảm thấy cô đơn tĩnh mịch. Màn đêm giá lạnh, khung cảnh u buồn lại càng khiến cho trái tim cô đơn lại càng chất chồng thêm nhiều tâm tư , sầu muộn. Đặc biệt dường như thời gian đang gấp gáp “tiếng trống canh dồn” làm cho nhân vật rơi vào tâm thế dè chừng , quan ngại trước sự thay đổi của thời gian. Có lẽ khung cảnh này , âm thanh này không chỉ riêng của sự vật mà còn là tiếng lòng của nhân vật hay chính là Hồ Xuân Hương. Với dáng vẻ u buồn , điềm tĩnh tác giả đã nhận ra sự cau đắng trong cuộc đời mình, tự mình chua xót cho chính mình. Rõ là “cái hồng nhan” nhưng nghe sao lại “trơ” trọi, lẻ loi , chua chát đến thế. Lẽ nào phận hồng nhan nhưng lại phải chịu những tủi hổ, bẽ bàng vì quá lứa lỡ thì hay sao. Nhưng cũng cái trơ trọi lẻ loi này mà đã thể hiện sự cá tính, mạnh mẽ của nhân vậy trước những khó khăn , thử thách của cuộc sống.

“Thực cảnh” và “Tâm cảnh” 

          “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

          Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn “ 

Không phải vì rảnh rỗi mà nhân vật vẫn chưa yên giấc mà nàng đang có những nỗi niềm riêng khó mà giãi bày. Cũng vì thế nàng muốn mượn rượu giải sầu để trút bỏ những muộn phiền của bản thân. Nhưng lại không ngờ càng uống nàng lại thêm tỉnh. Nhìn lại hoàn cảnh của chính mình lại càng thêm chua xót, mủi lòng. Nỗi sầu cứ bủa vây quanh nhân vật  hương rượu làm chợt quên rồi lại chợt nhớ đến. Ánh trăng kia đã bóng xế mà mãi vẫn chưa tròn giống như chuyện tình của tác giả mãi vẫn chưa trọn vẹn hạnh phúc. “ Người buồn cảnh có vui bao giờ” càng ngắm lại càng thêm khổ đau. Vì không biết bao giờ ánh trăng kia mới có thể đong đầy viên mãn hạnh phúc. Nàng uống chìm đắm vào men say để quên đi sự cô đơn, sầu tuổi ... Nhưng hiện thực quá tàn nhẫn , phũ phàng , chua xót và tuyệt vọng. 

Sự phẫn uất và khao khát mãnh liệt được hạnh phúc 

             “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám 

               Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” 

Có lúc sức chịu đựng của bản thân đạt tới giới hạn. Điều đó lại càng làm chi bản thân nhân vật trở nên mạnh mẽ bộc lộ sự phẫn uất đau thương. Hành động “xiên ngang” “đâm toạc” đã nhấn mạnh sức sống mãnh liệt. Đám rêu xiên qua mặt đất để sinh tồn. Những hòn đá vô tri vô giác cũng “đâm toạc” để tìm cho mình một chỗ đứng. Phải chăng đây như là một dấu hiệu rằng Hồ Xuân Hương sẽ phản kháng, chống lại số phận của mình. Nhân vật trữ tình hay nói cách khác là Hồ Xuân Hương đã quyết định đứng dậy đâu tranh quyết liệt dành lấy hạnh phúc của bản thân mình. Dù có là ai thì Hồ Xuân Hương đều xứng đáng có được hạnh phúc cho riêng mình. Trong nghịch cảnh tác giả vẫn thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp. 

Một lần nữa rơi vào bi kịch thực tại đớn đau phũ phàng 

          “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 

           Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nhân vật đã lộ sự mệt mỏi, chán chường trước nghịch cảnh , sự trôi đi quá nhanh của tuổi xuân của một người phụ nữ. Nếu như tạo hóa vẫn xoay vòng “xuân đi” rồi lại trở về “xuân lại lại” thì con người vốn khác biệt. Thời gian đi rồi sẽ không trở lại, tuổi xuân qua rồi cũng vậy. “Mảnh tình” vốn đã không nhiều, không được đong đầy trọn vẹn mà lại còn phải “san sẻ” chia năm sẻ bảy cho người khác rốt cuộc chỉ còn lại “tí con con” ít ỏi. Trong tình yêu, không ai mà không ích kỷ chỉ muốn trọn vẹn với người mình yêu người mình thương. Cảnh chồng chung khiến con người không khỏi cô đơn, buồn tủi , trống vắng , trơ trội. Ở thời đại ấy Hồ Xuân Hương không có cơ hội giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc của riêng mình.

Bằng cách dùng từ tinh tế, nghệ thuật linh hoạt hiệu quả, cách gieo vần đối ngẫu chuẩn chỉnh Hồ Xuân Hương thể hiện được giá trị hiện thực, bộc lộ sự khát khao hạnh phúc của những người phụ nữ bị vùi dập ở thời đại phong kiến. Không chỉ thế ta còn thấy được “một” Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm vừa mạnh mẽ khi dám lên án xã hội phong kiến đã kìm hãm nhu cầu hạnh phúc của con người. 

Viết bởi Nth Bảo Ngọc 

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.