Nét hiện thực & Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” - Chính Hữu

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính. Các tác phẩm của của ông tuy ít, song đều mang âm hưởng của thời đại rõ rệt. Trong đó phải nhắc đến “Đồng chí” một trong những bài thơ hay nhất của ông khi viết về người lính. Khổ thơ cuối thể hiện rất cao tính hiện thực và lãng mạn đan xen nhau hài hòa:

Bài thơ đồng chí của chính hữu

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Nét hiện thực

Tác phẩm “đồng chí” của Chính Hữu tập trung chủ yếu làm rõ tình bạn giữa những người lính, cái cách họ cùng nhau chia sẻ ngọt bùi cũng như dìu dắt nhau mà đi tới tương lai. Song cũng không quên làm nổi bật hoàn cảnh mà họ đang phải gánh chịu. Hiện thực được đúc kết ở câu thơ: “Đêm nay rừng hoang sương muối”. Chỉ với một câu thơ thôi mà nhà thơ đã thu trọn vào tầm mắt mình toàn bộ hiện thực chiến tranh. Chiến tranh tàn khốc, chiến tranh ác nghiệt, khốn nạn và đầy bi thương. Bởi vì có chiến tranh nên những gia đình mới li tán, con không có cha. Hình ảnh rừng hoang kết hợp với sương muối vẽ nên một cảnh tượng lạnh lẽo. Người đọc như cũng thấy được những đêm hành quân gian khổ, những đêm dài phục kích quân địch. Câu thơ bật ra đầy nhẹ nhàng, như thế những đêm như vậy đã quá quen thuộc, những người lính đã quá quen thuộc với mùi vị của tử thần. Chính nhà thơ trong tác phẩm đã viết:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Ngòi bút không ngần ngại mà tránh né hiện thực. Hình ảnh súng tượng trưng cho chiến tranh, là một hình ảnh mang tính biểu tượng cao, chỉ một mình cây súng đã làm bật lên được chiến tranh tàn khốc.

Nét hiện thực và Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” - Chính Hữu

Nét lãng mạn

Những tính sáng tạo và sức lay động mạnh nhất đều được thể hiện ở đoạn kết, thể hiện bút pháp lãng mạn, lại không bi lụy. Đó là nét lãng mạn được tỏa ra từ từ tình đồng chí đồng đội, từ sự lạc quan yêu đời và từ những hình ảnh mang tính lãng mạn:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Giữa cảnh hoang vu tĩnh mịch, lạnh lẽo của núi rừng đêm đông hiện lên hình ảnh thắm thiết mà oai hùng của những người lính sát cánh bên nhau canh giữ đất trời, với một tư thế rất ung dung tự tại, sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy. Câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Nhà thơ Hồ Như đã từng viết:

Tôi và bạn khác quê khác tính

Nghĩa non sông vào lính xông pha

Cũng không máu mủ ruột rà

Mà sao gắn bó đồng hòa chung thân

Tình đồng chí luôn là niềm cảm hứng bất tận cho các nhà thơ.

Ở khổ thơ cuối, có một hình ảnh rất đẹp thể hiện rất rõ cảm hứng lãng mạn, đó là trăng. Trăng trở thành biểu tượng cho sự yên bình cũng như tâm hồn nhạy cảm của con người, tượng trưng cho phần tình cảm:

Đất nước tôi sáng ngời muôn thở

Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ        (Đất nước)

Chính nhà thơ Chính Hữu đã nói rằng: “Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn”. Tính sáng tạo của hình ảnh này trước hết thể hiện ở sự liên kết bất ngờ. Vầng trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, nhưng nay lại sà xuống đầu súng của người lính thì thật là một sáng tạo bất ngờ. Chữ “Treo” cuối bài là một nhãn tự trong tác phẩm, thể hiện cảm giác không bị buộc chặt, bay bổng lãng mạn, tạo nhịp đưa lơ lửng, chơi vơi mênh mông giữa đất trời.

 Hình ảnh đầu súng trăng treo đã vượt lên ý nghĩa tả thực để trở thành một biểu tượng. Hình ảnh này gợi lên sự kết hợp giữa cái chân thực dữ dội tàn khốc của cuộc kháng chiến và sự bay bổng của tâm hồn người chiến sĩ, sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần chiến đấu và vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên. Đầu súng trăng treo - hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trăng kết hợp với nhau: súng tượng trưng cho chiến đấu - trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường - Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lý tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia

“Đồng chí” là một trong những tác phẩm hiếm có thể dung hòa được cả chất lãng mạn lẫn chất hiện thực mà không đem lại cảm giác bi lụy. Viết về chiến tranh, song nhà thơ đã rất thành công khi làm nổi bật được lý tưởng chiến đấu cũng như tình đồng chí của họ.

Thảo Nguyên

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Bếp lửa  - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”

Bếp lửa - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”

“Bếp lửa”, bài thơ mang vẻ đẹp của một giọt nước trong vắt, viết về kí ức tuổi nhỏ đẹp...

Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng

Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng

Tác phẩm Chiếc lược ngà viết về những con người anh hùng, một bản hùng ca của tình phụ tử thiêng...

Những người khốn khổ - Tiếng nấc xé lòng của những phận đời bèo bọt

Những người khốn khổ - Tiếng nấc xé lòng của những phận đời bèo bọt

“Những người khốn khổ” thiên sử anh hùng tráng lệ của văn hào Victor Hugo, một tác phẩm kinh điển...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.