Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ
Giá trị hiện thực được khắc họa qua VỢ CHỒNG A PHỦ
“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại” (Balzac).
Thật vậy, văn chương được khơi từ cuộc sống, từ những hiện thực tươi đẹp nhất hay thậm chí là phũ phàng nhất. Mà điều ấy, chỉ khi được trái tim của nhà văn thấy được, hiểu được và truyền đạt qua văn chương thì ta mới thấy các giá trị riêng biệt ấy, thấy một xã hội, con người qua đấy ra sao. Trong hằng hà các tác phẩm ấy, ta phải nói đến Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, các sáng tác của ông thường diễn tả các sự thật đời thường, với vốn từ vựng phong phú, lối trần thuật hóm hỉnh các tác phẩm của nhà văn mang đến cho người đọc một dấu ấn riêng biệt. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, một thành quả nghệ thuật từ chuyến đi thực tế của nhà văn. Tác phẩm tố cáo sự khắc nghiệt, bộ mặt tàn ác của chế độ phong kiến miền núi qua nhân vật Mị và A Phủ.
- Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
- Phân tích bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình”
Mị, một cô gái xinh đẹp như bông hoa nở giữa núi rừng Tây Bắc, cô gái có tài thổi sáo. Cái vẻ đẹp mà “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Ấy vậy mà cái món nợ của nhà Mị, từ lúc “bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới” phải đi vay nhà thống lí Pá Tra, đến nay khi mẹ Mị mất mà vẫn chưa trả hết. Cái món nợ ấy đã biến Mị trả thành “con dâu gạt nợ”. Món nợ đã biến cô gái yêu đời khi nào trở thành con người vô cảm với cái chết, không màng đến mọi thứ xung quanh. Cái đêm trở về từ nhà bố Mị, Mị đã không còn ý định ăn lá ngón tự tử nữa. Mị phải sống, phải trả nợ thay cho bố, “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”. Cái món nợ từ đời này đến đời khác hay chính cường quyền và những hủ tục không cho phép Mị chết. Nó bắt Mị phải sống để làm việc cho nó. Đến nỗi, “ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”. “Mỗi ngày Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay… Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Tô Hoài dường như mượn sự im lặng, lầm lũi để nói lên cái tàn ác của cường quyền. Chúng không cho người ta có cơ hội sống tự do, một cuộc sống mà đáng nhẽ ra Mị có thể tự mình chọn lựa. Mị có thể “làm nương ngô giả nợ thay cho bố”, ấy vậy mà cũng bắt đi mất, đem về cúng trình ma rồi trở thành con người không sợ chết nữa. Cứ thế mà sống, không còn cảm xúc, cũng không định ăn lá ngón tự tử. Cuộc đời Mị coi như dấu chấm hết từ khi mang danh “con dâu gạt nợ”. Tuy thế,nhưng khi Mị nhận thức lại về cuộc sống,Mị muốn được đi chơi. “Mị còn trẻ.Mị muốn đi chơi. Mị với tay lấy cái váy hóa vắt ở phía trong vách” đốt ngọn đèn dầu thắp sáng căn phòng, hay còn thắp lại cuộc sống của chính cô. Ấy vậy mà “chúng nó thật độc ác”, A Sử trói Mị lại, nó “quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Cổ tay, hay cơ thể Mị bị dây trói chặt, “đau đứt từng mảnh thịt”. Mị nhớ tới sống phận của người đàn bà cũng bị trói thế này. Bị trói tới chết, Mị sợ mình cũng thế, Mị muốn được sống, muốn nghe tiếng sáo khi mùa xuân về. Nhưng “đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng”. Tô Hoài đã lên án mạnh mẽ thế lực thống trị đã vùi dập, chà đạp lên quyền sống của họ.
Ngay cả A Phủ cũng biến thành nô lệ, cũng bị bọn người nhà thống lí Pá Tra áp bức. A Phủ, chàng thanh niên khỏe mạnh, bản lĩnh và được “con gái trong làng nhiều người mê”. “Đứa nào được A Phủ cũng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Ao ước thì thế thôi, mơ ước một gia đình hạnh phúc A Phủ cũng có. Nhưng nào dễ dàng đến vậy, “phép rượu cũng chẳng to hơn phép làng, còn tục lệ cưới xin”. Cái thần quyền ấy đã kìm hãm ước mơ một con người, huống chi A Phủ còn không có bố mẹ, không có tài sản, không ruộng vườn trong tay. Sự túng quẫn ấy, sự nghèo khó đã bị bọn cường quyền nắm thóp. Thống lí Pá Tra gán cho A Phủ tội đánh con quan, phải chịu phạt một trăm bạc trắng. “Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ”. Trong cái đêm đầy khói thuốc của “tiệc hút” nhà thống lí, cái đêm sau khi “khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ” đã chính thức biến A Phủ thành người ở trừ nợ nhà thống lí. Một thân một mình bôn ba, rong ruổi ngoài gò rừng, đốt rừng cày nương, săn bò tót…” tất thảy A Phủ phải làm để trả cho xong món nợ đó. Nếu không “đời mày, đời con,đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. Vậy thì còn gì tự do, còn đâu mơ ước một mái ấm hạnh phúc trong tình cảnh éo le thế này. Chỉ vì mất con bò vào con hổ rừng đang đói. A Phủ bị trói lại như cách chúng trói Mị, đến khi nào bắn được hổ mới tha. “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Dòng nước mắt bất lực khi đối diện với cái chết. Sự cô đơn trên con đường đi tìm sự sống của A Phủ. Hay còn là của một xã hội lúc bấy giờ. Họ muốn sống, muốn được tự do. Tô Hoài cảm nhận được điều đó, ông đã có mặt trong từng thời khắc của nhân vật. Sự giải thoát của Mị đối với A Phủ cũng là sự giải thoát của nhà văn đối với họ, là sự cảm thương sâu sắc, sự căm phẫn đến tột cùng dành cho chế độ thần quyền, cường quyền lúc bấy giờ.
Tóm lại, với sự am hiểu về phong tục, tập quán của vùng miền khác nhau, vốn từ vựng phong phú, Tô Hoài đã tạo nên tác phẩm đầy sức sống, có giá trị hiện thực cao, thấm đượm màu sắc và phong vị dân tộc. Qua đó truyền tải về khát vọng sống của người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức. Đó chính là giá trị hiện thực của truyện ngắn thông qua nhân vật vợ chồng A Phủ.
Viết bởi Thể Hồng
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Phân tích bài thơ Tự Tình II - Hồ Xuân Hương
“Bà Chúa Thơ Nôm” là danh xưng được người đời tặng cho Hồ Xuân Hương – một thi sĩ tài hoa sống...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất