Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, với những áng thơ mang đậm chất trữ tình và khẳng định giá trị vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Thơ của bà luôn mang lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Để có thể hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp thơ ca đồ sộ của Hồ Xuân Hương mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
- Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử
1. Tiểu sử
Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".
Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học.
Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân di mặc của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.
2. Phong cách sáng tác
Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”. Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ cũng như hành trạng của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.
Tuy là người phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng cuộc sống của bà lại vô cùng bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn và có đến hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lần ấy đều ngắn ngủi, không hạnh phúc. Cũng chính bi kịch cuộc sống ấy đã giúp Hồ Xuân Hương trở nên mạnh mẽ. Những tác phẩm của bà không chỉ viết cho phụ nữ mà còn là những bài thơ mang tính chế giễu, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.
Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương mang tính đấu tranh mạnh mẽ với chế độ phong kiến mục nát, lạc hậu ngày ấy. Những sáng tác của bà luôn có sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, đồng cảm với người phụ nữ và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ. Bài thơ “Tự tình” là một ví dụ điển hình, đó là tiếng nói của một kiếp người nhỏ bé luôn khao khát hạnh phúc chưa bao giờ dập tắt. Tự tình vừa là tiếng lòng của những người có mảnh đời bất hạnh ngoài xã hội kia và cũng chính là tâm sự và nỗi lòng của chính tác giả. Hồ Xuân Hương luôn khao khát có được hạnh phúc, sự thương yêu từ bậc quân tử.
Người ta nói rằng thơ của Hồ Xuân Hương cũng rắc rối không khác gì cuộc đời vất vả của bà. Số bài thơ còn lại chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản, chỉ yếu là được mọi người truyền miệng.
3. Những tác phẩm tiêu biểu
Bánh trôi nước, Tát nước, Vịnh hằng nga, Tặng tình nhân, Đá ông bà chồng, Duyên kỳ ngộ. Hương đình cổ nguyệt thi tập, Hữu cảm, Mời khách ăn trầu, Vịnh cái quạt, Động hương tích, Họa nhân
4. Vinh danh
Trong học đường, hai bài Bánh trôi nước và Tự tình II được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở (Lớp 7, tập 1) và Trung học phổ thông (Lớp 11, tập 1).
Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,... sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Hiện tại, có rất nhiều con đường tại các thành phố lớn ở nước ta mang tên bà như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt,…
5. Nhận định
Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. – Lê Trí Viễn, sách Văn học Trung đại Việt Nam
Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ. – Một nhà thơ nước ngoài
Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm. – Xuân Diệu
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho độc giả thêm nhiều kiến thức để có kết quả học tập tốt nhất!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam
Với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng Thạch Lam chính là một trong những cái tên nhà văn nổi tiếng của...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu
Trong suốt gần 70 năm cuộc đời hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tố Hữu đã có rất nhiều...
Tổng hợp những tác phẩm hay nhất của Thạch Lam
Là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa văn học lãng mạn, song Thạch Lam lại dành phần lớn trang sách...
Những bài thơ về mùa thu hay nhất trong phong trào thơ mới
Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều tác phẩm xuất sắc...
Những bài thơ tình bất hủ trong phong trào thơ mới
Thơ tình trong phong trào thơ mới rất xuất sắc, dường như bài nào cũng có cái hay riêng. Với thơ mới,...
Những tác phẩm văn học hay nhất thời kỳ 1945-1975
Văn học sau năm 1945 - 1975 được coi là văn học cách mạng, niềm cảm hứng chính là cuộc chiến anh hùng...
Cảnh ngày hè - Tiếng hát trong ngần của một phận đời bi kịch
Cảnh ngày hè là một bài thơ được viết vào những năm tháng Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, hòa mình...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất