Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo

Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường... để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”, quan điểm này phần nào có điểm tương đồng với quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao: “sống đã rồi hãy viết” và quan điểm ấy được thể hiện rõ nét nhất có lẽ là qua truyện ngắn “Chí Phèo”.

Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo

Vậy, trước tiên, ta phải hiểu thế nào là “sống đã rồi hãy viết”, thế nào là “nâng giấc cho những người cùng đường”, thế nào là “người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn người ta đến chân tường”? “Sống đã rồi hãy viết” - một quan điểm văn chương hết sức độc đáo, ý tác giả muốn nói rằng, trước khi sống với một tư cách là một nhà văn, một nhà sáng tạo nghệ thuật thì trước tiên phải sống với tư cách là một con người đã, là biết yêu, biết thương, biết ghét, biết hờn, biết giận, biết đồng cảm, biết sẻ chia, biết rung động trước mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng từng chia sẻ: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cũng chỉ hướng như tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” có nghĩa là, tiểu thuyết không chỉ kể đến những cái lãng mạn, những cái bay bổng đẹp đẽ mà tiểu thuyết còn phải phải phản ánh cả thực tại xấu xa, đau khổ, còn phải nói lên được tiếng lòng uất ức của nhân dân lúc bấy giờ, ấy mới thật là một tác phẩm chân chính, bởi nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối được, mà nghệ thuật phải vị nhân sinh. Ý trong câu luận của nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng tương tự như vậy, “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực” để “nâng đỡ con người”, để cứu giúp con người, dù là thầm lặng, dù là kín đáo, dù chỉ là qua từng trang giấy vô tri, nhưng có lẽ mang sức an ủi rất lớn đến từng tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ thời phong kiến xưa. Vậy những con người ấy là ai, những con người ấy hiện lên như thế nào? Những con người ấy chính là Lão Hạc, là chị Dậu, là Tràng, là Chí Phèo và Thị Nở, là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột, những con người điển hình cho người nông dân nghèo bị cả xã hội hội xa lánh vùi dập, những con người lương thiện cần cù chăm chỉ nhưng chỉ nhận lại được những ngược đãi bất công, những con người “không có ai bênh vực”.

Như vậy, ý nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nói đến ở đây có lẽ là,  các nhà văn tồn tại trên đời, trước hết phải hướng văn chương đến lối văn học phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực. Thế nhưng không phải là chụp ảnh, sao chép hiện thực một cách hời hợt, nông cạn, nhà văn không bê nguyên xi những sự kiện, con người vào trong trang sách một cách thụ động. Tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của quá trình lao động khổ cực, thai nghén, nuôi dưỡng cảm hứng để sáng tạo ra những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, mang bản chất của cuộc sống của xã hội. Nhân vật trong tác phẩm của một nhà văn thực thụ nhiều khi ta thấy con thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền và ý nghĩa điển hình của nó, qua nhân vật, ta thấy hiện lên cả một tầng lớp, một giai cấp hay thậm chí cả một thời đại và hơn nữa là có ý nghĩa sâu sắc sống mãi với thời gian. Đã có nhận định thế này: “Những tưởng cậu Tràng, chị Dậu, Lão Hạc đã là những người bần cùng nhất, những nhân vật điển hình nhất của người nông dân xưa rồi, nhưng phải đến khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra khỏi trang văn của nhà văn Nam Cao, ta mới thật sự thấy được sự khốn khổ khốn cùng của người lao động ta xưa.

Chí Phèo vừa hay là một người từ lương thiện bị đẩy đến cùng đường cuối đất, bị tha hóa bởi cái ác cái xấu, lại vừa hay chẳng có ai ở cạnh bên để mà che chở, mà bênh vực, vậy nên chính Nam Cao đã làm điều đó, ông đã chấp bút viết nên những tấn bi kịch của cuộc đời Chí, cất lên tiếng kêu thống khổ với trời, với đất, với người đọc thay cho Chí Phèo.

Chàng Chí - một anh canh điền phúc hậu, từng có ước mơ nhỏ nhoi là “một gia đình chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ vào một con lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. Vậy mà giấc mơ chưa kịp thực hiện, thì bi kịch lại ập đến, chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Lý Kiến lúc bây giờ, mà anh - một thanh niên mới chỉ 20 tuổi bị đi ở tù. Nhà tù phong kiến đã băm vằm khuôn mặt chàng trai ấy, đã đè nát ước mơ của anh, đã tha hóa anh thành một con người hoàn toàn khác. Sau khoảng 6, 7 năm không rõ, anh ra tù, nhưng chẳng ai còn nhận ra anh, chẳng ai còn nhận ra con người ấy nữa, trông anh chẳng khác nào một thằng “xăng-đá”. Sau khi ra tù, anh tìm đến gặp Bá Kiến để trả thù, nhưng nghe hắn dỗ ngọt vài câu, lại trở thành tay sai của hắn. Vậy là cuộc đời anh từ ấy, trượt dài trong vũng bùn tội tội lỗi! Vậy mới thấy,  phong kiến khi trước đáng sợ, gian trả như thế nào, và Bá Kiến chính là đại diện cho giai cấp nắm quyền khi ấy - hắn mưu mô và ác độc, hắn đẩy con người ta xuống sông, rồi lại túm tóc lôi lên để người ta chịu ơn mình, quả thật là đê tiện, bỉ ổi.

Vậy phải làm sao, làm thế nào để có thể "nâng giấc” để che chở, để bênh vực cho nhân vật Chí Phèo đây? Một câu hỏi đầy nan giải được đặt ra cho nhà văn Nam Cao, và ông đã cho Chí gặp thị Nở. Thị cũng là một con người đang nằm dưới đáy vực của xã hội lúc bấy giờ, ngoi ngóp kiếm tìm cơ hội để sống tiếp, thị nở được tác giả miêu tả là một người xấu đến “ma chê quỷ hờn”,  mặt lại “hao hao mặt lợn”, còn có tính dở hơi, bạ đâu ngủ đó và thêm nữa, cả dòng họ nhà thị đều bị mắc phải bệnh phong - một căn bệnh khi xưa được cho là bệnh lây nhiễm và vô phương cứu chữa. Nhiều người cho rằng, Nam Cao có phần quá đáng khi miêu tả Thị Nở xấu xí đến mức độ vô lý như vậy, nhưng có lẽ đó cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi thiết kế hình tượng nhân vật Thị Nở giống với hình tượng những con quỷ xấu xí nhưng tốt bụng hiền lành trong truyện cổ tích xưa kia - những nhân vật thần thoại hư cấu. Bởi chính thị lại là người mang đến ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Chí Phèo, thị như một vị thiên thần hộ mệnh thay Nam Cao nâng đỡ, thay đổi bản chất và đưa Chí Phèo quay về làm con người lương thiện vốn có của anh.

Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo

Hai con người ở dưới đáy xã hội, họ gặp nhau, họ ăn nằm với nhau rồi lại đem lòng yêu nhau, đó là lòng yêu của một người làm ơn với một người mang ơn. Sau đêm trăng ấy, Chí Phèo bị ốm, thị Nở thấy thương hắn nên đã kiếm gạo và nấu cho hắn một bát cháo hành. Hơi nóng của bát cháo ấy dường như là lần đầu tiên Chí Phèo được cảm nhận, lần đầu tiên hắn được một người phụ nữ cho thứ gì, lần đầu tiên cả Chí và thị được cho và nhận tình yêu thương. Sống đến từng ấy năm trên đời, vậy mà những thứ giản đơn đến vậy đối với Chí Phèo mới là lần đầu tiên được cảm nhận ư? Tại sao vậy? Rốt cuộc là đời anh phải bất hạnh đến thế nào, phải “cùng đường tuyệt lộ” ra sao cơ chứ? Anh được tìm thấy bị vứt lại trong một lò gạch cũ, được dân làng nhặt về, chuyển tay nuôi nấng cho đến trước lúc ở tù... Vậy là ngay từ đầu, anh đã bị chối bỏ quyền làm người ngay từ lúc sinh ra và đến sau khi ra tù, anh lại một lần nữa bị hắt hủi, bị từ chối cái quyền cơ bản ấy chỉ vì lỡ rơi xuống vũng bùn nhơ tội lỗi mà Bá Kiến đã mở ra cho anh bước vào. Cả cái làng này không ai coi anh là người cả, cả cái làng này chẳng ai giao tiếp với anh, cả cái làng này không ai chịu chửi nhau với anh, chỉ có một thằng say cùng ba con chó dữ và màn đêm dần buông xuống. Vậy thì lấy đâu ra người quan tâm anh, lấy đâu ra người chăm sóc anh như Thị Nở? Thế nên trong mắt anh thị mới thật là đặc biệt, một con người xấu xí như thị mà anh lại thấy có duyên tình, yêu làm cho có duyên. Yêu thị, anh mới có cơ hội để tỉnh tỉnh táo, để biết nơi mình sống hình như chẳng hề hợp để làm chỗ ở của con người, yêu thị, anh bỗng muốn làm hòa với mọi người và thì sẽ mở đường cho anh. Yêu Chí Phèo, thị Nở cũng thay đổi khá nhiều, từ một người bạ đâu ngủ đấy, giờ trằn trọc không sao ngủ được, thị thấy Chí cười lên trông thật hiền, thị thấy yêu một người mà chẳng ai dám yêu cho nổi. Như vậy, hai con người khốn cùng, hai trái tim chẳng còn lành lặn đã đến với nhau như thế. Ôi tình yêu tình, yêu đã làm cho con người ta thay đổi!

Nhưng hỡi ôi, tình yêu ấy vẫn nào thể thắng nổi định kiến xã hội, rồi Chí và Thị Nở cũng phải chia tay dưới sự cấm cản gay gắt của bà cô Thị Nở, rồi chiếc phao cứu sinh cuối cùng của cuộc đời Chí Phèo cũng đã rách, mong muốn vừa hiện lên trong đầu Chí - anh muốn trở về làm người lương thiện - nhưng giờ đây cũng đã vụt tắt mất rồi, anh chẳng thể nào trở về được nữa. Làm thế nào để trở về bây giờ, khi người con gái anh yêu cuối cùng lại rời đi, làm thế nào để trở về nữa bây giờ, khi ánh sáng duy nhất của đời anh là Thị Nở đã bị cướp mất khỏi tay anh chỉ trong chốc lát như vậy... Lúc này hơi cháo hành khi xưa từng làm anh cảm thấy ấm áp lại hiện lên, phảng phất trong không gian, giày vò tâm trí của anh đến thế. Như vậy, nói rằng Chí Phèo chịu bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thôi là chưa đủ, mà ngay cả đến suy nghĩ muốn trở lại làm người, muốn trở về lương thiện mới nhen nhóm trong lòng anh cũng chẳng thể nào thực hiện được, chẳng còn cơ hội nào mà thực hiện nữa. Quả là bi kịch chất chồng lên bi kịch, nỗi đau đớn của anh Chí khi ấy có lẽ chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả nổi, đó là nỗi đau xé lòng, là hơn cả sự bất lực, hơn cả sự tuyệt vọng, hơn cả niềm bất hạnh mà cả cuộc đời anh đã trải qua. Quá đau đớn, quá thất vọng, Chí Phèo chọn cách trả thù, hắn uống rượu và xăm xăm đi sang nhà bà cô Thị Nở để đâm chết “con khọm già ấy”, nhưng điều gì đã khiến Chí quên không rẽ vào nhà bà cô mà đi thẳng đến nhà Bá Kiến, điều gì đã khiến anh đâm chết Bá Kiến chẳng hề do dự và rồi tự kết liễu đời mình!? Có lẽ trong cơn say, anh nhận ra một điều rằng, nguồn cơn của mọi sự đổ vỡ không phải là bà cô của Thị Nở mà chính là Bá Kiến - người đã khiến anh sai ngay khi nghe theo lời hắn, người đã khiến anh ra nông nỗi của ngày hôm nay, vậy nên anh đâm chết hắn. Có lẽ, anh biết rằng dù Bá Kiến có chết đi đi chăng nữa thì con đường để trở về làm người lương thiện của anh cũng đã không còn nữa, bởi làm sao có thể xóa được những vết mảnh chai trên khuôn mặt ấy, làm sao có thể xóa hết được những lỗi lầm mà anh đã gây ra? Vậy nên, anh thà chết trên ngưỡng cửa trở về làm người - một cái chết để chuộc lỗi, chứ không chịu sống tiếp kiếp sống của thú vật.

Vậy phải chăng, Nam Cao vẫn chưa thể tìm được cho Chí Phèo một cái kết xứng đáng, trọn vẹn, ông chưa thể cứu được Chí, chưa thể cứu được người những người như Chí, mà để cho văn học sau cách mạng tìm ra điều đó.Nhưng dẫu sao, ông cũng đã vô cùng thành công khi giúp nhân vật Chí Phèo nói lên được tiếng lòng mình, nói lên nỗi thống khổ mà cả cả một thế hệ xã hội xưa cũ phải mang.

Viết bởi Bùi Ngọc

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều

Không chỉ thành công về mặt nội dung, truyện Kiều của Nguyễn Du còn đạt đến đỉnh cao hoàn mĩ của...

Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”

Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm mang đậm không khí sử thi, một lối viết...

Văn nghị luận xã hội về con lật đật

Văn nghị luận xã hội về con lật đật

Con lật đật ấy cũng thật bản lĩnh, kiên cường. Từ khi sinh ra đến khi già đi rồi chết, nó vẫn đứng...

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Nghị luận

Nghị luận "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”

Suy nghĩ về câu nói "Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và...

Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.