Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Chất thơ trong văn học là sự hòa quyện giữa cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm. Nó được lồng ghép vào trong văn bản tạo nên những nét riêng tinh tế hơn trong tác phẩm của mình. Một trong các tác phẩm có được chất thơ ấy là tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
- Tổng hợp những câu nói, nhận định văn học hay nhất
- Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri
- Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ
Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, hình ảnh của các nhân vật được bộc lộ đầy tinh tế, gợi nên sự trong sáng, thuần khiết với sự rung động, tinh tế trong cách nhìn lẫn trong sử dụng nghệ thuật miêu tả, mang những nét riêng đặc trưng và hấp dẫn. Tác giả từ đó có thể cảm nhận chính cuộc sống, con người cũng như sự tinh tế trong việc mô tả nhân vật.
Mỗi nhân vật đều được tác giả miêu tả với tính cách riêng, những nét tinh tế riêng biệt tạo nên ý nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Trước những vấn đề của cuộc sống, tác giả xây dựng nên những nét thơ mộng trong việc sáng tạo nhân vật, từ hình ảnh đoàn tàu, cho tới những tia sáng dù chỉ là lướt qua hay chỉ là từng hột sáng nhỏ nhưng cũng đủ để len lỏi trong góc khuất tâm hồn nơi từng nhân vật, gợi những biểu hiện riêng, sâu sắc mà đầy tinh tế.
Trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống, Thạch Lam như đang mơ mộng. thể hiện cảm xúc của bản thân trước khung cảnh thiên nhiên. Với nét tinh tế trong cách miêu tả, khung cảnh ấy hiện lên thật hấp dẫn, thơ mộng, mang hình ảnh về tương lai tươi sáng của con người. Cũng chính từ cái nét tinh tế ấy, kết hợp với sự ngộ nghĩnh và ngòi bút miêu tả đầy tài năng, tác giả đã thể hiện được bức tranh phố huyện nghèo với biết bao số phận mà ở đó, con người đang gặp phải những khó khăn do đói nghèo, do bị thực dân Pháp xâm lược. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được rõ sự u tối của phố huyện, có được cái nhìn rõ nét về thế giới mà tác giả muốn đề cập đến.
Chi tiết Liên và An hoài niệm tới những ngày tháng khi còn ở Hà Nội đã cho ta những cảm xúc và hoài niệm về một quá khứ thơ mộng nơi ánh sáng hào hoa, với những que kem, những cốc nước lạnh xanh đỏ. Còn trở về với thực tại, một màu sắc đen tối bao quanh cả con phố huyện, cùng với những hình ảnh của sự nghèo đói, xơ xác: từ những chi tiết, hình ảnh được tác giả miêu tả chân thực như hình tượng nhân vật bà cụ Thi, những đứa trẻ con đi nhặt rác sau phiên chợ…..
Chất thơ còn thể hiện qua việc tác giả đi sâu vào miêu tả bức tranh tâm hồn của nhân vật Liên. Một cô bé có tâm hồn ngây thơ, non nớt, nhưng lại đầy tinh tế và nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên. Liên cảm nhận được cái mùi vị riêng của đất quê, sau một cái phiên chợ tàn “một mùi âm ẩm bốc lên”, mang theo cái sức nóng còn sót lại của ban ngày, khó chịu mà quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi của đất, của quê hương. Rồi chi tiết “Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối, và cái buồn của buổi chiều khuya thấm thía vào cái tâm hồn ngây thơ của chị”, cái buồn của cảnh màn đêm sập xuống xuyên thấm vào tâm hồn của Liên, hay cũng có thể là nỗi buồn của Liên làm buồn thêm cảnh, chúng tương hỗ cho nhau, cân xứ nhịp nhàng, tạo nên một khung cảnh trữ tình, nên thơ, man mác u buồn. Một nét đẹp nữa trong tâm hồn Liên là tấm lòng trắc ẩn đầy yêu thương, quan tâm đối với người xung quanh, hỏi han ân cần với chị Tý, cách Liên kể về hoàn cảnh của chị thể hiện đầy ái ngại, thương xót cho cuộc đời khổ cực của chị. Với bà cụ Thi là sự thơm thảo, nắm bắt rõ được thói quen, cùng ánh mắt nhìn dõi theo cho đến khi cụ khuất bóng đầy buồn bã, cảm thông cho một kiếp người tàn tạ. Tình thương, lòng nhân hậu của nhân vật Liên càng được thể hiện rõ trong khi cô quan sát những đứa trẻ con nhà nghèo, Liên “động lòng thương, nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng” bởi gia cảnh của chị nào có hơn gì chúng đâu. Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng Liên đã thể hiện mình là một con người có tâm hồn sâu sắc, hiểu biết.
Trước không gian và thời gian nơi khu phố huyện, mọi hình ảnh được hiện lên sâu sắc, chi tiết nhất, bộc lộ rõ sự tinh tế, có chút gì đó hướng về một tương lai tươi sáng. Hình ảnh chuyến tàu cuối ngày kết hợp với sự miêu tả chi tiết cảnh đợi tàu của hai chị em Liên đã cho ta thấy được bức tranh cuộc sống với tông màu chủ đạo là màu của sự đói nghèo bao quanh, chỉ có ánh sáng của chuyến tàu đêm làm họ lóe lên những tia sáng về tương lai hạnh phúc, tươi đẹp ở phía trước. Ánh sáng của chuyến tàu còn như một món quà của cuộc sống, bởi sở dĩ, trong cái đói khát, tối tăm của những năm tháng chống Pháp, vẫn còn đâu đó những điều khiến cho họ chờ đợi, hy vọng.
Có thể nói, mỗi chi tiết trong “Hai đứa trẻ” được biểu hiện một cách sinh động, cụ thể với ngôn ngữ đầy chất thơ, Thạch Lam đã khắc họa rất thành công bức tranh phố huyện nghèo, mà trong đó con người sống trong biết bao khoảnh khắc, có niềm tin vào một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Viết bởi Diệp Tư Viễn
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ vội vàng của Xuân Diệu
Xuân Diệu – một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến qua phong cách sáng...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 11
Để tạo nên một bài văn hay không thể thiếu những nhận định về bài thơ, dưới đây là tổng hợp...
Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
“Ông đồ” là niềm hoài cổ của tác giả đối với nét đẹp truyền thống đang dần mai một. Bài...
Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc....
Ý nghĩa Truyện cổ tích Ai mua hành tôi
Những ai yêu thích truyện cổ tích Việt Nam thì luôn nhận được rất nhiều bài học quý giá từ kho tàng...
Giá trị hiện thực được khắc họa qua Vợ Chồng A Phủ
Văn chương được khơi từ cuộc sống, từ những hiện thực tươi đẹp nhất hay thậm chí là phũ phàng...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất