Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Nhà thơ Trần Tế Xương hay còn được gọi với cái tên Tú Xương là một người thông minh, học giỏi nhưng đi thi lại không đỗ đạt. Ông lấy vợ nhà con nhà dòng nhưng rồi bà lại phải buôn gạo, lấm láp để nuôi ông ăn học. "Thương vợ" là bài thơ tác giả viết về vợ mình, để ghi lại tình yêu thương chân thành với bà, cũng như sự cảm thông, biết ơn, sẻ chia và đồng thời tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng.

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Mở đầu bài thơ, Tú Xương viết: 

"Quanh năm buôn bán ở mom sông"

Câu thơ khắc họa lại ngắn gọn và chân thực cuộc sống buôn bán mưu sinh của bà Tú. "Quanh năm" ý chỉ thời gian triền miên từ ngày này qua tháng khác, từ năm này tới năm nọ. Bà Tú làm nghề buôn bán ở mảnh đất "mom sông", nơi đó tuy nguy hiểm, công việc buôn bán cũng không được trọng dụng ở thời bấy giờ, nhưng bà vẫn phải cố bươn bải vì gia đình. Dòng thơ với bảy tiếng ngắn ngủi đã làm toát lên vẻ vất vả, lam lũ của người một đàn bà vì gia đình. 

Tuy là một người phụ nữ, nhưng trách nhiệm của một người trụ cột gia đình lại đặt nặng lên vai bà Tú: 

"Nuôi đủ năm con với một chồng"

Tới đây, ta bắt gặp phong cách viết thơ tự trào hóm hỉnh và quen thuộc của Tú Xương. Thường, người ta chỉ đếm con, chứ đâu ai đếm chồng… Cách sử dụng khéo léo số từ "năm" với "một" cho ta cảm nhận: dường như, ông chồng ấy là một đứa con đặc biệt mà bà Tú phải cưu mang, phải nuôi nấng. Cụm từ "một chồng" được đặt ở cuối câu càng thể hiện sức nặng bà Tú phải gồng gánh trên vai. Nuôi một ông chồng mà bằng nuôi cả năm đứa con. Bởi, không chỉ nuôi thân xác ông Tú, người vợ còn phải nuôi cả những thú vui, những đam mê của chồng. Thế nhưng, bà cố gắng làm lụng vất vả để "nuôi đủ" - không thừa không thiếu - cho chồng và con, vậy còn bản thân bà Tú thì sao? Từ đây, ta mới thấy được đức hi sinh to lớn, cao cả của những người phụ nữ phong kiến xưa cho chồng con, cho gia đình. Bà Tú quả là một người phụ nữ đảm đang và tháo vát! Hơn nữa, qua những câu chữ bình dị, nhẹ nhàng; ta có thể thấy được chút áy náy trước vợ, trước những gì mà vợ phải trải qua của ông Tú. Đồng thời, đó cũng là tấm lòng thấu hiểu và sẻ chia cùng với vợ của nhà thơ.

Những vất vả, khổ cực của vợ ông đều thấy; nhưng tiếc là, ông chưa thể cùng vợ bươn chải, lo toan cho cuộc sống gia đình:

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

Nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng trong cụm từ "thân cò". Đó là sự kế thừa và kết hợp từ mô típ "thân em" quen thuộc và hình ảnh "con cò", dùng để ví von người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé, cực khổ. Phép đảo ngữ hai từ láy tượng hình (lặn lội) và tượng thanh (eo sèo) lên đầu câu càng nhấn mạnh dáng vẻ và hành động của bà Tú. Một thân hình mỏng manh, gầy guộc, yếu mềm lại phải phơi nắng phơi sương, vừa lo toan việc gia đình, vừa liều mình vất vả mưu sinh. Nghệ thuật đối giữa "khi quãng vắng" - nơi vắng vẻ với "buổi đò đông" - nơi đông đúc cho ta thấy thời gian làm việc của bà Tú kéo dài suốt từ sáng sớm cho đến chiều muộn. Thương quá! Khổ cực quá! Từ láy tượng thanh "eo sèo" có vẻ là tiếng tranh cãi, giành giật ở buổi chợ đông; nhưng có vẻ cũng là lời ông Tú lớn tiếng, dũng cảm đứng lên để nói thay, để cảm thông với vợ. Lời thơ của tác giả vô cùng giản dị đã một lần nữa dựng lại thật sinh động hình ảnh vất vả, bon chen của bà Tú. Nhà thơ Tú Xương đã cực tả nỗi vất vả đơn chiếc của vợ cũng như thể hiện sự thán phục của mình trước hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé mà tần tảo, kiên cường. Đồng thời, ông cũng kín đáo tự nhận mình là một kẻ vô tích sự, làm khổ vợ con… Người xưa có câu: 

"Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm"

Thật vậy, cuộc đời ông Tú: tám khoa thi chưa khỏi phạm trường quy. Trong xã hội cũ lúc bấy giờ, có không ít những người phụ nữ giống như bà Tú - nuôi chồng, mong chồng thi cử đỗ đạt ra làm quan để có một địa vị, một danh phận. Câu thơ mở rộng ra, Tế Xương cũng đang nói tới bối cảnh xã hội chung. Đó là nỗi niềm kín đáo của một nhà Nho yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc…

Tiếp đến hai câu thơ luận, người Nho sĩ liên tục sử dụng các thành ngữ dân gian: 

"Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công"

Duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, gánh nặng thì nhiều mà hạnh phúc thì thật là ít ỏi. Thế nhưng, "âu đành phận", người phụ nữ ấy không hề kêu ca, phàn nàn mà chấp nhận số phận, chấp nhận mối duyên trời cho. "Năm nắng mười mưa" - nghệ thuật tăng tiến theo cấp số nhân đặc tả sự vất vả của con người, nhưng lại chẳng "dám quản công" - không hề kể lể công sức của mình. Người vợ không chỉ vất vả, đảm đang, nhẫn nại mà còn phải hy sinh âm thầm, cam chịu một mình. Hai câu thơ là lời bàn luận của chính tác giả về cuộc sống vợ chồng: vui vẻ hưởng thụ thì ít mà đắng cay thì nhiều.

Những dòng thơ cuối cùng, có vẻ sự bất bình của tác giả trước xã hội đã lên tới đỉnh điểm và thoát ra thành lời chửi:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không"

"Thói đời" ở đây có nghĩa là thói quen, nếp nghĩ đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người ở xã hội cũ đầy bất công. Những nếp sống, nếp sinh hoạt sao mà lại bạc bẽo, lại mất nhân tính, lại thiếu tình người đến thế! Phạm vi của tác phẩm được mở rộng ra thêm nữa: không chỉ thay lời bà Tú, mà giờ đây nhà thơ đang thay lời cho tất cả những người phụ nữ lúc bấy giờ, tố cáo cả một xã hội thối nát, cổ hủ, lạc hậu. Nhưng, có phải ông cũng đang tự chửi chính mình đấy ư? Đúng vậy, một lời mỉa mai thật là chua xót! Có chồng mà như không có, có chồng mà như đã chết rồi… Qua đây, ta thấy được sự đồng cảm, sẻ chia của tác giả Tú Xương với những người phụ nữ trong xã hội đương thời. Ta cũng dễ dàng nhìn ra được, cái cúi đầu chấp nhận những tủi hổ mà lớp lớp những người như ông để lại cho những người phụ nữ…

Tóm lại, qua bài thơ "Thương vợ", Tú Xương đã khắc họa thành công chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh,…Tác giả mặc dù yêu thương vợ mình, nhưng lại không thể đỡ đần, san sẻ giúp bà chỉ vì những cái phép tắc, lễ giáo phong kiến cổ hủ. Vậy cho nên, ông chỉ có thể dùng thơ để bày tỏ lòng mình, để nói ra hết tất cả niềm yêu thương và sự cảm thông trân trọng trong trái tim mình. Thường, người ta chỉ dám bày tỏ tình cảm với người vợ của mình khi họ đã mất, nhưng Tế Xương thì lại khác. Ông tỏ tình trực tiếp với vợ mình qua thơ ca ngay cả khi vợ còn sống và biến điều ấy thành chủ đề quen thuộc trong những sáng tác của mình. Quả là một nhà thơ mới mẻ và đáng được trân trọng!

Viết bởi Bùi Ngọc

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Có thể nói, “Câu cá mùa thu” là bài thơ của làng quê Việt Nam, đặc biệt là làng quê vùng Bắc Bộ....

Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Mỗi chi tiết trong “Hai đứa trẻ” được Thạch Lam khắc hoạ một cách sinh động, cụ thể với ngôn...

Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ vội vàng của Xuân Diệu

Xuân Diệu – một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến qua phong cách sáng...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 11

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 11

Để tạo nên một bài văn hay không thể thiếu những nhận định về bài thơ, dưới đây là tổng hợp...

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

“Ông đồ” là niềm hoài cổ của tác giả đối với nét đẹp truyền thống đang dần mai một. Bài...

Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'henri

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc....

Advertisement
Sách hay nên đọc
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương

Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12

Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.