Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong nền Văn học Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng với những tác phẩm Văn học, không chỉ hay ở câu chữ mà bài học về cuộc sống được ông khai thác một cách sâu sắc. Ngày hôm nay hãy cùng AnyBooks tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu sử
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…
Quê quán: xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.
Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, … Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.
Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
Phong cách sáng tác
Tô Hoài là một nhà văn đa tài, trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình ông sáng tác được rất nhiều tác phẩm đủ thể loại từ tiểu thuyết đến bút ký, truyện ngắn, báo,…
Sự xuất hiện của Tô Hoài trong Văn học Việt Nam được xem là khá muộn so với những nhà văn và nhà thơ lúc bấy giờ. Với độ tuổi 17,18 Tô Hoài đã cho ra một loạt tác phẩm nổi tiếng và khẳng định được tên tuổi của mình.
Một người với nhiều sự trải nghiệm, nhạy bén với thế giới xung quanh Tô Hoài mang đến cho độc giả những tác phẩm rất “đời” và chân thật đến từng câu chữ. Phong cách sáng tác của Tô Hoài có hai giai đoạn cụ thể, trước Cách mạng tháng 8 những tác phẩm của ông đều xoay quanh người nông dân nghèo. Sau cách mạng tháng 8 những tác phẩm của ông có sự thay đổi rõ ràng, ông bắt đầu đặt bút viết về những vùng nông thôn ở quê nhà.
Một trong những tác phẩm hay nhất của Tô Hoài có thể kể đến “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện Tây Bắc (1952) tác phẩm đã xuất sắc giành được Giải nhất của Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955. Tác phẩm kể về câu chuyện đầy ngang trái và đau khổ của Mị khi cô phải sống kiếp người không bằng một con trâu, con bò. Bên ngoài Mị trông có vẻ rất chịu đựng nhưng bên trong cô luôn có một sức sống mãnh liệt, sự xuất hiện của A Phủ tiếp thêm cho Mị động lực để bỏ trốn. Tác phẩm với rất nhiều chi tiết đắt giá để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.
Nhận định về Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những tác giả lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930 – 1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. – giáo sư Phong Lê
Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. - Hữu Thỉnh
Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ.
Vinh danh
Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 (Truyện Tây Bắc)
Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (Tiểu thuyết Quê nhà)
Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (Tiểu thuyết Miền Tây)
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt 1 – 1996)
Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin về tiểu sử, cuộc đời và phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài. AnyBooks hi vọng thông qua bài viết này độc giả sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời của nhà văn để từ đó chúng ta có cảm nhận sâu sắc hơn về những tác phẩm của ông.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945) Những bài thơ của...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn lớn trong nền Văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm để đời....
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng
Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ nhuốm màu đau thương của chính tác giả là...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả ghi đậm dấu ấn vào bao thế hệ...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Nhắc về...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Những nhà văn nổi tiếng và xuất sắc nhất nền văn học thế giới
Những nhà văn xuất sắc nhất mọi thời đại trong bài viết này đều là những nhân vật kinh điển của...
William Shakespeare cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học
William Shakespeare là một trong những nhà văn lớn nhất mà lịch sử văn học ghi nhận. Với tài năng của...

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất