Vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh được thể hiện qua bài thơ Sóng

“Thơ của Xuân Quỳnh mang đậm vẻ đẹp nữ tính, thơ thể hiện tâm hồn trắc ẩn, hồn hậu, da diết khát vọng hạnh phúc đời thường không quá xa vời”

Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ hiếm hoi của văn học Việt tạo nên tiếng vang lớn. Bà nổi tiếng bởi một hồn thơ hồn hậu, chất phác nhưng mãnh liệt với những cảm xúc đời thường. Thơ của Xuân Quỳnh viết nhiều về tình yêu, dưới góc độ của người phụ nữ khi yêu, hay và xuất sắc không kém gì những nhà thơ nam như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Tìm về với nguồn cội của cảm xúc, nhà thơ giữ nguyên vẻ đẹp nữ tính của mình trong những bài thơ, đặc biệt, “Sóng” là bài thơ thể hiện vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh rõ rệt nhất.

Vẻ đẹp nữ tính của Xuân Quỳnh được thể hiện qua bài thơ Sóng

Vẻ đẹp nữ tính được thể hiện qua những cung bậc cảm xúc của tình yêu

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. Giữa những mãnh liệt của Xuân Diệu, giữa những chông chênh của Hàn Mặc Tử, những nhà thơ tình khá nổi tiếng, Xuân Quỳnh lại một mực chọn cho mình những cảm xúc giản dị khi yêu, nhưng chân thành và đằm thắm. Vẻ đẹp nữ tính của bà trước hết được thể hiện qua những cung bậc của tình yêu được bà miêu tả trong tác phẩm Sóng:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”

Cũng giống như con sóng ngoài đại dương, người con gái trong tình yêu cũng có những cung bậc cảm xúc thật đa dạng. Khi thì dữ dội, ồn ào đấy mà cũng có lúc lại thật êm đềm, lặng lẽ. Tình yêu dường như luôn có quy luật mà lý trí chẳng thể giải thích được. Bên cạnh cái mãnh liệt nồng nàn, là cái dịu dàng và sâu lắng, làm nên vẻ đẹp nữ tính của hình tượng sóng. Và như thế, sóng nhất định phải là ẩn dụ cho trái tim tình yêu của người phụ nữ. Người con gái khi yêu lúc thì lặng lẽ, lúc lại chênh vênh, khi thì mãnh liệt, bởi tình yêu là tiếng nói của cảm xúc, của trái tim, chỉ khi nào không hiểu nổi nó, thì tình yêu mới mang trọn vẻ đẹp thật sự. Chỉ với hai câu thơ, nhà thơ đã miêu tả đủ những cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu.

Vẻ đẹp nữ tính được thể hiện qua những cung bậc cảm xúc của tình yêu

Cũng là đi tìm khởi nguồn của tình yêu, cũng là mong muốn cắt nghĩa tình yêu, nhưng cái lắc đầu bối rối của Xuân Quỳnh, mới thật dịu dàng, mới thật nữ tính:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Sự mơ hồ của câu thơ, cái phủ nhận nhẹ nhàng của Xuân Quỳnh, thể hiện rõ vẻ đẹp nữ tính, bởi bất cứ ai cũng mong muốn đi tìm cho được cội nguồn của tình yêu, lý do chúng ta yêu nhau, nhưng nhà thơ lại khẳng định điều đó không quan trọng, quan trọng là chúng ta yêu nhau, thế là đủ. Người phụ nữ trong tình yêu luôn trăn trở, suy nghĩ. Điệp từ “em nghĩ” đã cho thấy điều đó. “Em” khi đứng trước đại dương mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên rồi mới nghĩ về biển lớn. Và em cũng tự hỏi lòng mình rằng sóng bắt nguồn từ nơi nào. Câu hỏi được đặt ra đã tự có được câu trả lời cho riêng mình: sóng bắt đầu từ những cơn gió - một cách lý giải rất thực tế. Nhưng nỗi băn khoăn vẫn không dừng lại: “Gió bắt đầu từ đâu?” thì lại không có câu trả lời. Cũng giống giống như thật khó để biết được từ khi nào tình yêu bắt đầu

Một cung bậc cảm xúc rất nữ tính của tình yêu chính là nỗi nhớ, cảm xúc chủ đạo được nhà thơ dành rất nhiều tâm huyết để viết:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Hai câu thơ đầu ẩn dụ cho tình yêu nam nữ, đây có thể nói là đoạn thơ hay nhất cả bài, khi nó diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ của người phụ nữ theo cách không nhà thơ nào làm được: “Cả trong mơ còn thức”. Người xưa miêu tả nỗi nhớ chỉ dừng ở mức da diết không ngủ được:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.

Nhưng với Xuân Quỳnh, nó mạnh mẽ hơn rất nhiều, len lỏi dằn vặt cả trong những giấc mơ của bà. Nỗi nhớ khiến trái tim cồn cào không thể ngủ, ở đó chỉ có hình ảnh anh ngự trị. Thiết nghĩ rằng, nỗi thao thức đêm trường ấy, là thuộc tính của phụ nữ.

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ

Vẻ đẹp nữ tính hẳn được thể hiện rất rõ qua vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đối với tình yêu đó là sự chung thủy một lòng:

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ

 Hướng về anh một phương. Cuộc đời đầy biến động, không gian thật mênh mông, kiếp người là hữu hạn, đó là ý thức thường trực trong thơ Xuân Quỳnh. Nhưng với nhà thơ  có một thứ bền bỉ vượt lên tất cả, là tình yêu - một tình yêu chung thủy, như nhất, trọn vẹn và trường cửu. Người ta thường nói, ngược Bắc xuôi Nam, nhưng Xuân Quỳnh lại đảo ngược lại, bởi đối với nhà thơ, chỉ có một hướng duy nhất là hướng về anh. Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng. Thế giới của Anh và Em không giới hạn chiều dài Bắc - Nam, không khoanh vùng địa bàn mà nơi nào cũng có nỗi nhớ thường trực của tình yêu vĩnh viễn. Dù cho đi đến bất cứ đâu thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn. Xuân Diệu từng có những câu thơ:

Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào

Ngày xưa cứ nghĩ tình yêu vĩ đại, nhưng càng vĩ đại, nó lại càng giản dị, chân phương, đôi khi chỉ gói gọn trong hai từ chung thủy. Đó vừa là đặc trưng củng tình yêu, vừa là tấm lòng riêng của tác giả.

Những khát vọng đời thường mãnh liệt của một tâm hồn nồng hậu

Những khát vọng đời thường mãnh liệt của một tâm hồn nồng hậu

Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường – hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời. Với Xuân Quỳnh, tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Khổ thơ là lời khẳng định đầy đanh thép, hi vọng vào quy luật của tự nhiên, những người thuộc về nhau sẽ trở về bên nhau, sóng gió có mạnh cũng không thể nào bằng tình yêu đôi lứa. Để rồi từ mong ước của bản thể, nhà thơ mở rộng ra tình yêu cao lớn:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp. Mở rộng ra, đó là tình yêu giữa người với người, giữa người với đất nước.

Một hồn thơ mãnh liệt nhưng nữ tính, cao cả nhưng giản dị, ở “Sóng” tụ hội mọi vẻ đẹp của tình yêu, xứng đáng là mộ trong những bài thơ tình bất hủ.

Thảo Nguyên

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Cuốn theo chiều gió - Câu chuyện về một tình yêu kì lạ

Cuốn theo chiều gió - Câu chuyện về một tình yêu kì lạ

“Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm kinh điển của thế giới, với sự lồng ghép giữa tình yêu và...

Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều

Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tập trung vào bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự khéo léo trong...

Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam

Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam

Văn học lãng mạn đã thổi một làn gió rất mới và là một trào lưu văn học Việt Nam, đồng thời...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, với những áng thơ mang đậm chất trữ tình và khẳng...

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng Thạch Lam chính là một trong những cái tên nhà văn nổi tiếng của...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Trong suốt gần 70 năm cuộc đời hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tố Hữu đã có rất nhiều...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.