Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều

“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc” (Đào Duy Anh)

Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Ghi dấu ấn trên thi đàn Việt Nam với tác phẩm truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du với cái tâm đẹp đẽ và nhạy cảm trước những thân phận tài hoa bạc mệnh, đã đưa truyện Kiều trở thành những dòng thơ tri âm đầy ám ảnh. Từng câu thơ của truyện Kiều đều là tuyệt tác, tuy nhiên vẫn nổi bật một số đoạn trích giữ vai trò truyền đạt tâm trạng của Thúy Kiều, có những nét đặc sắc khác với phần còn lại của tác phẩm. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích xuất sắc khi miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật, cũng như bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đạt mức chuẩn mực.

Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều

Những câu thơ đầu, tác giả dành để miêu tả khái quát về khung cảnh Thúy Kiều xuất hiện:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho cho ta thấy khung cảnh của lầu Ngưng Bích. Phong cảnh thoạt đầu gợi cảm giác thật hữu tình, với núi non, trăng, tầm nhìn được mở rộng về thiên nhiên rộng lớn. Song nếu đi sâu vào từng câu thơ, ta thấy đó chỉ là cảnh cô đơn đến tận cùng đang nuốt trọn lấy con người ở trong bức tranh đó. Cảnh hoang vắng, rợn ngợp, nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh mênh mông “bát ngát xa trông” nhưng lại thiếu vắng hơi ấm của con người. Chỉ có một mình Kiều cô độc, ngày đêm đối diện với chính mình. Đặc biệt, từ “khóa xuân” là một từ đắt, ý muốn diễn tả tuổi trẻ của Thúy Kiều đã bị chôn chặt nơi đây, Thúy Kiều cảm nhận nỗi đau của mình trong cảnh vật, và vì vậy, ở bốn câu thơ đầu tuyệt đối không có sự xuất hiện của con người.

Cảnh cô đơn này vẫn được kéo dài tới câu thơ tiếp theo:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tính từ “bẽ bàng”, diễn tả tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, và xấu hổ khi đối diện với hoàn cảnh của bản thân. Thúy Kiều không thể không cảm thấy nhục nhã cho chính bản thân mình, khi đang phải sống một cuộc đời lưu lạc, bị ép tiếp khách. Trong cái không gian quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi. Cảnh vật giờ đây cũng không còn chỉ là vô tri, mà giờ một nửa có tâm trạng của nàng. Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín, khóa chặt lấy Kiều. 

Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ

Và trong hoàn cảnh đó, nàng nhớ về người nàng yêu thương Kim Trọng, luôn cảm thấy ăn năn vì đã không thể báo đáp được tình cảm của chàng, lo lắng về ước vọng không xa nhưng quá khó về ngày đoàn tụ. Các từ ngữ "tưởng", "trông", "chờ" trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Thật kì lạ khi Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nhưng đây lại là tâm lí rất thật, bởi đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, vì vậy, phần nào hoàn thành trách nhiệm làm con, nhưng với Kim Trọng, nàng chưa kịp gửi gắm tình cảm của mình. Nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều, một con người tài sắc vẹn toàn nhưng chịu quá nhiều đau thương.

Tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật

Những câu thơ cuối là những câu thơ hay nhất của đoạn trích, với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Tính từ “buồn” kết hợp động từ “trông”, đồng thời là sự kết hợp của tâm trạng và cảnh vật, hình ảnh con thuyền là hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong thi ca:

Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Anh đi đấy, anh về đâu ?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm... (Nguyễn Bính)

Đây là hình ảnh tượng trưng cho nỗi cô đơn và cảm giác lạc lõng, chơ vơ giữa dòng đời bất tận. Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả. "Cửa bể chiều hôm" gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tố. Lần đầu tiên, không phải trong sự hồi tưởng của nhân vật, con người được đại diện bởi cánh buồm xuất hiện. Từ láy “thấp thoáng”, tính từ “xa xa”, diễn tả sự vô định mông lung, có một phần diễn tả hi vọng leo lắt, thoáng qua khi Thúy Kiều nhìn thấy được sự xuất hiện của con người, nhưng vụt tắt rất nhanh. "Thuyền ai" lênh đênh rồi mất hút về phía chân trời xa như cuộc đời Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ.Ánh nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Điểm nhìn được di chuyển gần hơn, “ngọn nước” lại là hình ảnh tượng trưng cho sự cô đơn, hai câu thơ này có xuất hiện thêm hình ảnh “hoa trôi”, cũng là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời trôi nổi. Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống chọi được sức của "ngọn nước mới sa" như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời vô định "biết là về đâu" như chính bông hoa kia. Câu hỏi tu từ vang lên đầy thảng thốt, giật mình, hi vọng lập tức bị dập tan khi Thúy Kiều ý thức được thân phận hiểm nghèo của mình, ca dao có câu:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Có lẽ ở đâu, thời kì nào, thân phận người phụ nữ cũng bấp bênh như vậy.

Điểm nhìn của Thúy Kiều ngày càng gần:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Kiều nhìn thấy sóng gió trong cuộc sống của mình ngày càng gần, Nội cỏ rầu rầu, úa tàn héo hắt một màu xanh nhợt nhạt, trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nhìn màu sắc tê tái thê lương ấy, Kiều đau tê tái khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình không biết kéo dài đến bao giờ? Cụm từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại tạo cảm giác lo lắng, sợ hãi. Tính từ “rầu rầu” diễn tả tâm trạng chi phối cảnh thiên nhiên hoàn toàn, đây hoàn toàn là những câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Du.

Câu thơ cuối được đưa lên đỉnh điểm của tâm trạng:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt duềnh" làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Liên tiếp những động từ mạnh được sử dụng, hình ảnh cũng được tăng tiến để phù hợp với sự thay đổi của tâm trạng. Không còn chỉ là buồn chán, lạc lõng hay tiếc thương cho một phận đời bèo dạt, mà là sự thảng thốt khi nhận thức được cuộc đời của mình sẽ phải chịu những điều khủng khiếp hơn rất nhiều. Nàng cảm nhận được sự nguy hiểm, nhưng hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tập trung vào bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự khéo léo trong việc đưa các hình ảnh, tính từ theo cấp tăng tiến rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đây là điều mà có lẽ chỉ Nguyễn Du mới làm được.

Thảo Nguyên

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam

Những tác phẩm văn xuôi hay trong văn học chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam

Văn học lãng mạn đã thổi một làn gió rất mới và là một trào lưu văn học Việt Nam, đồng thời...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, với những áng thơ mang đậm chất trữ tình và khẳng...

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Với lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng Thạch Lam chính là một trong những cái tên nhà văn nổi tiếng của...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

Trong suốt gần 70 năm cuộc đời hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tố Hữu đã có rất nhiều...

Tổng hợp những tác phẩm hay nhất của Thạch Lam

Tổng hợp những tác phẩm hay nhất của Thạch Lam

Là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa văn học lãng mạn, song Thạch Lam lại dành phần lớn trang sách...

Những bài thơ về mùa thu hay nhất trong phong trào thơ mới

Những bài thơ về mùa thu hay nhất trong phong trào thơ mới

Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều tác phẩm xuất sắc...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.