Xuân Diệu - Một hồn thơ cô đơn

Vài nét về Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916 – 1985). Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê nội ông ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định. Sinh ra trong một gia đình có học thức, ngay từ khi còn trẻ, Xuân Diệu đã bắt đầu sáng tác thơ ca. Và đặc biệt ông dành sự mến mộ đối với Tản Đà, vị tiên sinh đã dạo bản đàn mở đầu cho Thơ mới.

Xuân Diệu - Một hồn thơ cô đơn

Chính sự giao hòa giữa đất biển Quy Nhơn cùng với sự chất phát chân thật của dân Hà Tĩnh đã gieo vào tâm hồn Xuân Diệu những nguồn cảm xúc rạt rào tình cảm. Xuân Diệu được kế thừa đức tính cần cù, tinh thần vượt khó đáng khâm phục của con người xứ Nghệ, đồng thời được hấp thụ cái nồng nàn dạt dào của con người vùng biển đầy nắng gió Quy Nhơn, Bình Định.

Xuân Diệu được Hoài Thanh mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” nhờ tinh thần nhiệt tình phơi trải tấm lòng khát khao hưởng thụ trần tục ngoài đời, bắt rễ từ cuộc sống để gieo nên túp lều thơ lí tưởng.

Xuân Diệu – một hồn thơ cô đơn

Nhắc tới Xuân Diệu, bất kì độc giả yêu thơ nào cũng nhớ đến một hồn thơ rào rạt cảm xúc ái ân, gắn liền với tuổi trẻ và tình yêu. Người ta gọi ông là thi sĩ của tình yêu, cầm cờ cho nhóm “Xuân Huy” (Ba đỉnh cao thơ mới – Chu Văn Sơn). Có một tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết như thế nhưng đôi khi ta lại thấy ẩn sâu trong đó là nỗi cô đơn. Đúng vậy, có thể cho rằng, Xuân Diệu mang một hồn thơ cô đơn.

Sống trong cuộc đời, tắm mình nơi suối mát của cuộc đời, mỗi nhà thơ đều ý thức được sâu sắc bản ngã của bản thân. Ở Xuân Diệu cũng như các nhà thơ mới nói chung đều cảm nhận đầy đủ về nỗi cô đơn. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh.” Phải chăng họ đã vô hình dung hiểu rõ được sự lẩn quanh của cảm xúc, không thể giải bày. Và khi đó họ tìm đến thơ. Họ gửi vào Tiếng Việt. Với Nhớ rừng của Thế Lữ, ta bắt gặp hình ảnh con hổ “ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.” Và Xuân Diệu đã đem cảm giác cô đơn gửi vào Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Thở than, Riêng tây... Lúc đầu, Xuân Diệu còn mơ hồ, ngờ nghệch về cảm xúc của mình:

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn…

(Chiều)

Thế nhưng thời gian sau dường như nhà thơ đã đủ tỉnh táo để giải thích nên nỗi bi kịch đau đớn của đời mình:

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa,

Những tim không mà tưởng tượng tràn đầu

Môn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây

Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,

Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.

Rồi bị thương, người ta giữ gươm đao,

Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.

(Dại khờ)

Hay cũng nỗi cô đơn nhưng toát lên sự thương cảm về thân phận, chứa chán sự đau đớn “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới/Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối”  Khi chiều giăng lưới).

Người ta bảo khi yêu, con người chứa đựng vô vàn cảm xúc khó tả. Chính bản thân nhà thơ còn không định nghĩa được: Yêu là gì? “Đố ai định nghĩa được tình yêu.” Tuy nhiên chung quy lại, khi yêu con người không những có những cảm xúc ái ân, mát mẻ mà còn mang trống vắng, nhớ nhung đến lạ. Kẻ hay hoài niệm mà dệt nên những vần thơ óng ánh thường mang nặng nỗi ưu tư

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,

Anh cho em, kèm với một lá thư.

 Em không lấy, và tình anh đã mất

Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

(Tình thứ nhất)

Với Xuân Diệu, yêu là cho đi chứ chẳng hề nhận lại, vì thế mới mang nặng tâm tư. Tình yêu như đứa trẻ mồ côi, bị lạc lõng trước thế gian lạnh lẽo:

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

(Yêu)

Chính sự lạc lõng đó đã khiến Xuân Diệu khắc khoải về tình yêu, mãi nhớ thương về một bóng hình nào đó. Điều đó khiến chàng tương tư. Cái tương tư của Xuân Diệu khác với Nguyễn Bính: “Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” mà chính là sự da diết đến độ phải thốt ra thành lời:

“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!”

Bắt rễ từ cuộc sống ta cảm nhận được nỗi đau của Xuân Diệu, nỗi đau của những kẻ si tình: “...Càng bị chối từ, ruồng rẫy lại càng bám chặt, càng yêu! Đau khổ vẫn chẳng nguôi yêu. Yêu, lại càng đau thêm. Đau đớn trong tỉnh ngộ, trong lúng túng giữa lưới chiều buông bủa...” ( Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945). Ví mình như “cây kim bé nhỏ, mà vạn vật là muôn đá nam châm”, Xuân Diệu cảm thấy rằng mình nhỏ bé trước cuộc đời bao la, rộng lớn. Quả thật, nỗi cô đơn của Xuân Diệu đã lan tỏa từ vào trong thơ và từ thơ tỏa ra khắp cuộc đời.

Lời kết

Tôi cảm nhận rằng trong con người của người thi sĩ kia còn chất chứa biết bao nỗi niềm chưa được giải bày. Và không phải ai cũng đủ sâu sắc để cảm nhận từng câu từng chữ trong thơ ông. Nhưng không sao! : "Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình não nùng của Xuân Diệu, không phân biệt trai gái, phải thấu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ, suốt đời nhớ thương và chờ đợi. Không bao giờ sầu não thất vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu” (Chu Văn Sơn)

Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao

Tuy chỉ cầm bút trong khoảng 15 năm nhưng với tài năng và lương tâm của mình, Nam Cao đã để lại cho...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Nét hiện thực & Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” - Chính Hữu

Nét hiện thực & Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” - Chính Hữu

“Đồng chí” là một trong những tác phẩm hiếm có thể dung hòa được cả chất lãng mạn lẫn chất...

Bếp lửa  - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”

Bếp lửa - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”

“Bếp lửa”, bài thơ mang vẻ đẹp của một giọt nước trong vắt, viết về kí ức tuổi nhỏ đẹp...

Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng

Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng

Tác phẩm Chiếc lược ngà viết về những con người anh hùng, một bản hùng ca của tình phụ tử thiêng...

Những người khốn khổ - Tiếng nấc xé lòng của những phận đời bèo bọt

Những người khốn khổ - Tiếng nấc xé lòng của những phận đời bèo bọt

“Những người khốn khổ” thiên sử anh hùng tráng lệ của văn hào Victor Hugo, một tác phẩm kinh điển...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam

Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.