Tổng hợp những tác phẩm hay nhất của Thạch Lam
Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay ("Gió đầu mùa"), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”.
Thạch Lam là cây bút xuất sắc nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn, các tác phẩm của ông trong trẻo như nắng ban mai, và tuyệt diệu như gió đầu mùa. Thạch Lam hình thành cho mình phong cách rất riêng biệt, khi có sự kết hợp tài tình giữa chất hiện thực và chất lãng mạn đã đem tác phẩm của ông trở thành bất hủ. Không chọn phong cách lãng mạn, thoát ly hiện thực như những tác giả trong nhóm văn Tự lực, cũng không chọn lối đi đầy dữ dội như Ngô Tất Tố hay trào lộng như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam viết về những điều hết sức bình dị và tinh tế. Thạch Lam luôn tôn thờ tình cảm trong các tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm vô cùng xuất sắc.
- Chiếc lược ngà - Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng
- Bếp lửa - “Tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen”
- Những chi tiết đắt giá trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
1. Hai đứa trẻ
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do bố mất việc, gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya - đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
Đây là một tác phẩm đặc sắc nhất của Thạch Lam, thể hiện sự trân quý của ông với những mảnh đời bất hạnh, cũng như nỗ lực nâng niu những khát vọng, ước mơ của những đứa trẻ đang bị chôn vùi trong nỗi cơ cực. Đau lòng trước những con người không cất nổi cánh, nhà thơ đặc biệt dành tình thương của mình cho họ, tác phẩm là sự quyện hòa xuất sắc giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.
2. Dưới bóng hoàng lan
“Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…
Đây là truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, thể hiện phong cách rõ ràng nhất, viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn. Truyện tập trung vào khía cảnh tình cảm, với những câu văn ngọt ngào và dung dị, cũng như cách việt nhẹ nhàng dễ dàng chiếm lấy trái tim của người đọc. Tuy không có những tình tiết gay cấn, giật gân, song vẫn đủ sức hấp dẫn bởi chính sự ngọt ngào của nó.
3. Gió lạnh đầu mùa
Câu chuyện kể về Sơn, Sơn mặc áo dạ chỉ đỏ. Em đứng trên giường, quay đi quay lại để mẹ ngắm áo. Hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi với lũ bạn. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ quần áo mới của Sơn. Lũ bạn của Sơn ăn mặc rách ruới, da thịt thâm tím, run lên, hai hàm răng đập vào nhau khi mỗi cơn gió lùa đến. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên, nó chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Khi nghe cái Hiên bịu xịu nói ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, Sơn mới chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, mò cua bắt ốc. Sơn động lòng thương, lại gần chị Lan thì thầm. Rồi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên…
Câu chuyện ca ngợi tình thương giữa người với người, kêu gọi sự đồng cảm giữa những mảnh đời bất hạnh. Thời kì Thạch Lam sống, đất nước lầm than, con dân đau khổ, song ở đâu đó, vẫn có những hành động ấm lòng như Sơn và Lan trong câu chuyện mà Thạch Lam đã không thể không ghi chép lại để ca ngợi những tấm gương như họ.
4. Hà Nội băm sau phố phường
“Hà Nội băm sáu phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng về thủ đô, rằng “Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”. Theo Thạch Lam: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu”. Người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội. Tác phẩm viết về những đặc trưng của Hà Nội với những mái nhà cổ kính, những món ăn đặc sản của Hà Nội, với giọng văn đầy tự hào.
5. Cô hàng xén
Tác phẩm bắt đầu bằng một câu ca dao dung dị, mộc mạc để từ đó Thạch Lam dẫn chúng ta bước hẳn vào thế giới của một cô hàng xén nào đó ở thôn quê Việt Nam. Cô Tâm đẹp người đẹp nết, ngồi bán hàng kim chỉ, gương lược... lấy tiền nuôi gia đình và em trai đi học. Rồi cô đi lấy chồng, một cậu tú nghèo. Trách nhiệm với nhà chồng và nhà mình dồn lên vai cô như một thứ quang gánh vô hình nhưng nặng trĩu. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh Tâm “ cúi đầu đi nhanh trong bóng tối”. Tác phẩm chỉ có thế, dung dị nhưng không kém phần xúc động. Thạch Lam vẫn rất khéo léo khi kết hợp các yếu tố hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm.
Là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa văn học lãng mạn, song Thạch Lam lại dành phần lớn trang sách của mình cho những phận đời cùng khổ, thể hiện niềm xót thương của mình dành cho số phận của họ. Đồng thời nỗ lực giữ lấy những ước mơ nhỏ nhoi của những đứa trẻ nơi thôn quê.
Thảo Nguyên
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Những bài thơ về mùa thu hay nhất trong phong trào thơ mới
Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều tác phẩm xuất sắc...
Những bài thơ tình bất hủ trong phong trào thơ mới
Thơ tình trong phong trào thơ mới rất xuất sắc, dường như bài nào cũng có cái hay riêng. Với thơ mới,...
Những tác phẩm văn học hay nhất thời kỳ 1945-1975
Văn học sau năm 1945 - 1975 được coi là văn học cách mạng, niềm cảm hứng chính là cuộc chiến anh hùng...
Cảnh ngày hè - Tiếng hát trong ngần của một phận đời bi kịch
Cảnh ngày hè là một bài thơ được viết vào những năm tháng Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, hòa mình...
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của danh nhân Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi, một trong những nhà danh nhân văn hóa thế giới, con người mang tầm vóc của lịch sử. Ông...
Những chi tiết đắt giá trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Cùng viết về người nông dân nhưng Kim Lân có những sáng tạo và độc đáo mà không phải ai cũng tìm...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tuy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi, nhanh vụt sáng mà cũng chớm lụi tàn, nhưng Hàn Mặc Tử đã...
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....
Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...
Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất