Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt là đề tài xuất hiện phổ biến trong các bài kiểm tra nói riêng và đề thi trung học phổ thông nói chung. Để phân tích nhân vật Tràng chi tiết, sâu sắc và đầy đủ ý, bạn hãy cùng Anybooks tham khảo bài phân tích dưới đây nhé!
1. Giới thiệu tác giả truyện ngắn Vợ Nhặt - Kim Lân
Kim Lân (1920 – 2007) là tác giả của truyện ngắn Vợ Nhặt, tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh ra tại làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khi học tiểu học, tác giả đã phải nghỉ học từ rất sớm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ông vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn và vừa học.
Năm 1994, nhà văn tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục tham gia vào các hoạt động văn nghệ như viết văn, đóng phim, diễn kịch, làm báo,... để phục vụ kháng chiến và cách mạng. Kim Lân thường tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. Nguyên Hồng đã từng nhận định rằng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “ người”, với “ thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
Tác giả là người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Thế nên, ngòi bút của ông không chỉ miêu tả chân thực, xúc động về cuộc sống nông thôn mà còn am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lý người dân quê. Đa số những tác phẩm của nhà văn đều thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phát, thông minh, tài hoa và hóm hỉnh.
Ngoài truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn còn nổi tiếng với nhiều tác phẩm khác như: Làng (1948), Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962),...
2. Giới thiệu tác phẩm Vợ Nhặt
Vợ Nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân được in trong tập truyện Con chó xấu xí, xuất bản năm 1962. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng 8. Tuy nhiên, trong thời gian sáng tác và lưu trữ ông đã vô tình làm mất bản thảo nên khi hòa bình lập lại năm 1954, ông đã dựa vào một phần của tập truyện ngắn này để sáng tác lại.
Truyện ngắn Vợ Nhặt được sáng tác trong bối cảnh nạn đói ở những năm 1945. Lúc này nạn đói đang hoành hành tại Miền Bắc nước ta, gây ra nhiều nỗi đau khổ và làm chết 2 triệu đồng bào ta.
3. Một số nhận định khi phân tích nhân vật Tràng
“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.”
“Ở tác phẩm này, nhà ăn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.”
“Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.
4. Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt
Lai lịch, ngoại hình
Mặc dù Tràng là nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ Nhặt nhưng Kim Lân chỉ miêu tả ngoại hình vài nét chấm phá. Đồng thời nhân vật hiện lên với hoàn cảnh sống nghèo khó và ngoài hình không mấy ưa nhìn. Tràng có xuất thân là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, sống qua ngày bằng nghề đẩy xe bò, ở cùng mẹ già trong một căn nhà tồi tàn, cuộc sống bấp bênh.
Ngoại hình của nhân vật Tràng xấu xí, thô kệch với cái đầu trọc lóc, cái lưng to bè, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “thân hình to lớn vập vạp”. Trí tuệ ngờ nghệch, vụng về.
Tính cách
Đằng sau con người xấu xí, thô kệch là một người có tính cách hồn nhiên, vô tư và nông cạn. Mỗi lần đi làm về Tràng thường vui đùa với những đứa trẻ con trong xóm, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên. Tràng thấy vậy chỉ ngửa mặt lên “cười hềnh hệch”. Anh với lũ trẻ trong xóm như anh em, bạn bè giúp cho cái xóm ngụ cư xôn xao và tràn ngập tiếng cười mỗi chiều.
Lấy vợ là chuyện hệ trọng trong đời nhưng anh chỉ chuyển định trong chốc lát. Trong lần kéo xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò vài câu cho đỡ nhọc với mục đích chủ yếu là vui đùa. Tuy nhiên, người đàn bà đói đã bám lấy Tràng để được ăn bánh nhưng anh vẫn chấp nhận vui vẻ. Lần thứ 2 người phụ nữ đó vẫn tiếp tục ăn vạ nên anh đã đưa cô ta về nhà và trở thành vợ chồng.
Tràng là người nhân hậu, thương người và phóng khoáng. Ban đầu, Tràng không có ý định lấy vợ, chỉ muốn cho người đàn bà đói được ăn nhưng chị vẫn quyết định đi theo và Tràng vẫn chấp nhận. Tràng lấy Thị là vì lòng thương người giữa nạn đói khốn khó. Khi lấy Thị về làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc bằng cách đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê. Lấy vợ không phải vì tình nhưng anh vẫn chăm sóc vợ chu đáo, trân trọng và luôn muốn vợ được vui vẻ.
Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi nghe tiếng trống thúc thuế, Tràng đã phải nghĩ ngợi rất nhiều, nghĩ về người nghèo đói ầm ầm kéo nhau cướp thóc của Nhật.
Số phận
Số phận của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt đại diện cho cuộc đời của những người dân nghèo khổ trước cách mạng tháng 8. Khi chưa có nạn đói lại không lấy được vợ, chẳng hạn như con trai của Lão Hạc - Nam Cao, trong nạn đói lấy được vợ nhưng hạnh phúc đan xen với bất hạnh.
Nếu không có sự tác động và tính đột biến thì cuộc đời của những con người như Tràng chỉ mãi mãi sống trong tăm tối, nghèo khổ. Mặc dù ở Tràng không có sự thay đổi lớn nhưng đã hé mở ra một hướng đi mới đầy hy vọng và tốt đẹp hơn, đó chính là con đường hướng đến cách mạng.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tràng truyện ngắn Vợ Nhặt
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng qua ngòi bút đầy sắc sảo và điêu luyện, thể hiện trọn vẹn mọi khía cạnh về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động và nổi bật là diễn biến tâm trạng. Qua đó, tác giả đã phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ.
Xem thêm:
- Những chi tiết đắt giá trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
- Cảnh ngày hè - Tiếng hát trong ngần của một phận đời bi kịch
- Top những tác phẩm Văn học Việt Nam hay nhất mọi thời đại
Trên đây là bài viết về phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong các kỳ thi và kiểm tra. Mong rằng những bài viết sau của Anybooks sẽ nhận được sự quan tâm từ bạn.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Đặc điểm chung của thơ trữ tình Việt Nam
Thơ trữ tình là khái niệm dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc thể loại trữ tình, ở đó nhà thơ...
Tình huống truyện là gì? Kiến thức quan trọng cần nắm vững
Việc tạo dựng tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng, một tác phẩm xuất sắc phải có cốt...
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Âm thanh tiếng gà trưa cực kỳ bình dị gần gũi với những dân quê Việt Nam cũng như chiếm một phần...
Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” là tác phẩm cực kỳ xuất sắc và đặc biệt mang đậm tính nhạc. Ta...
Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo vừa hay là một người từ lương thiện bị đẩy đến cùng đường cuối đất, bị tha hóa bởi...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất