Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ thi sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Dòng thơ Xuân Quỳnh thường khai thác những đề tài, tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, bộc lộ những xúc cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nữ thi sĩ là một trong những tác phẩm được nhiều bạn đọc yêu thích, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Bài thơ gợi mở những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ với tình cảm bà cháu, qua đó làm đẹp tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc. Cùng phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh để nhận toàn bộ vẻ đẹp của tác phẩm này.
Âm thanh tiếng gà trưa cực kỳ bình dị gần gũi với những dân quê Việt Nam cũng như chiếm một phần quan trọng trong những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đỡ của người chiến sĩ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra hoàn cảnh xuất hiện của âm thanh tiếng gà:
Người chiến sĩ nghe được âm thanh ấy trên đường hành quân, dừng chân bên một xóm nhỏ, tiếng gà trưa vọng về gợi lên cho người chiến sĩ biết bao kỷ niệm đẹp.
Bằng lối nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như bật lên niềm xúc động dạt dào, bồi hồi của nhân vật trữ tình khi bất chợt nghe được những âm thanh quen thuộc ấy. Và cũng chính âm thanh ấy mà người chiến sĩ sau một chặng đường hành quân dài bỗng như cảm thấy bớt mệt hơn, bàn chân cũng đỡ mỏi. Cái nắng trưa oi ả, cái vất vả bỗng nhiên tan biến để nhường chỗ cho những ký ức tuổi thơ cứ thế ùa về.
Cứ thế cảm xúc cứ dạt dào suốt 5 khổ thơ tiếp theo, người chiến sĩ với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, trong sáng, hồn nhiên gắn liền với tiếng gà trưa cùng người bà yêu quý hiện lên đầy xúc động:
Không có bất cứ thứ kỳ trên đời đổi lại được những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên người bà ở làng quê yên bình ấy! Tiếng gà trưa đi kèm hình ảnh ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ khắp mình hoa đốm trắng, lông óng ánh màu nắng… những màu sắc rất riêng và độc đáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng người chiến sĩ. Và tuổi thơ ấy còn có cả những tiếng mắng yêu của bà trước sự ngây ngô, hồn nhiên của cháu sau mỗi lần bị bà mắng.
Sau tất cả đọng lại, điều đáng nhớ và đáng trân trọng nhất trong những năm tháng tuổi thơ của người cháu đó là hình ảnh của một người bà hiền diệu, tảo tần, tuy vất vả nhưng luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở chăm sóc cháu. Bà mắng ở đây không có nghĩa là ghét bỏ là sự quan tâm, lời mắng ấy chứa bao niềm mong ước của bà với cháu, bà mắng bởi lẽ bà muốn cháu của bà lớn lên sẽ thật đẹp, thật khỏe mạnh. Chỉ vậy thôi, tuy đơn giản nhưng không thứ gì trên đời có thể thay thế được những điều đó - đó là tình cảm gia đình, tình cảm của bà dành cho cháu, tình yêu thương vô điều kiện.
Theo dòng cảm xúc, người cháu nhớ tới hình ảnh của bà khi đang chắt chiu, dành dụm từng quả trứng:
Với hình ảnh “tay bà khum soi trứng”, chắt chiu từng quả trứng một cũng đủ cho người đọc cảm nhận về một người bà tần tảo, chịu khó, luôn cố gắng chắt chiu trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan. Và người bà trong tâm trí đứa cháu yêu còn hiện lên với biết bao nỗi lo mỗi khi Đông về:
Khổ thơ như lý giải cho người đọc hiểu được vì sao người bà lại chắt chiu dành dụm từng quả trứng, vì sao bà lại lo khi thời tiết giá lạnh và sương muối sẽ khiến đàn gà bổ bệnh bởi nếu không thuận lợi sẽ không có gà ấp nở để bán và mua quần áo mới cho cháu. Những nỗi lo ấy dường như cũng chỉ vì thương con thương cháu, bà sẵn sàng chịu thương chịu khó để đổi lại niềm vui của đứa cháu khi có quần áo mới đón Tết - Một tình yêu thương vô bờ bến của bà đối với người cháu của mình.
Trong sáu khổ thơ đầu, âm thanh của tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ trong hai khổ thơ tiếp theo đã cho chúng ta thấy những suy tư được gợi lên từ tiếng gà.
Tiếng gà trưa gợi lên bao kỷ niệm thân thương, hình ảnh cuộc sống yên bình của mọi làng quê đất Việt, hình ảnh của một sống ấm no, hạnh phúc cùng người bà yêu quý. Và để rồi, với cháu “giấc ngủ hồng sắc trứng” – giấc mơ những điều bình dị trở thành điều hạnh phúc và tuyệt vời nhất. Và có lẽ, với cháu, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà nó hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường.
Để rồi những cảm xúc về miền ký ức êm đềm ấy chính là sức mạnh cho người cháu chiến đấu:
Ta thấy trong khổ cuối của bài thơ, Xuân Quỳnh đã sử dụng điệp từ “vì” được lặp bốn lần cùng với thủ pháp liệt kê đã nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu ngày hôm nay - mục đích chiến đấu là vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì và và vì tiếng gà cục tác. Chính những tình cảm gia đình đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu trở nên đẹp đẽ và giàu sức mạnh để rồi khi lớn lên, người cháu có đủ sức mạnh cùng sự tự tin bước về phía trước mà không sợ sệt bất cứ điều gì.
Xuân Quỳnh đã thật sự thành công khi khai thác một đề tài vô cùng gần gũi với người dân Việt Nam, tiếng gà trưa bình dị, thân quen cùng tình cảm bà cháu đáng quý đã chạm đến trái tim của hàng triệu người đọc. Qua bài thơ, chúng ta càng thấm thía cái gọi là tình cảm gia đinh, tình yêu quê hương đất nước.
TỔNG KẾT
Bên trên là bài viết phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh hi vọng đã giúp bạn có thể kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về một bài thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” là tác phẩm cực kỳ xuất sắc và đặc biệt mang đậm tính nhạc. Ta...
Phân tích giá trị nhân văn trong tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo vừa hay là một người từ lương thiện bị đẩy đến cùng đường cuối đất, bị tha hóa bởi...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều
Không chỉ thành công về mặt nội dung, truyện Kiều của Nguyễn Du còn đạt đến đỉnh cao hoàn mĩ của...
Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu”
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm mang đậm không khí sử thi, một lối viết...
Văn nghị luận xã hội về con lật đật
Con lật đật ấy cũng thật bản lĩnh, kiên cường. Từ khi sinh ra đến khi già đi rồi chết, nó vẫn đứng...
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Làm sáng tỏ nhận định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là được rung lên từ những cung bậc tình cảm và chứa đựng...
Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Câu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương
Hình ảnh con sông quê hương từ lâu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác hay tác phẩm nghệ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cổ tích cậu bé Tích Chu
Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất...
Thơ ca là gì? Đặc trưng và phân loại thơ
Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất...
Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
Bài văn sẽ hay hơn nếu có những nhận định về nhà thơ và nhà văn. Dưới đây là tổng hợp những...
Xem nhiều nhất