Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới (1932 – 1945) Những bài thơ của ông luôn gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi sự gần gũi và thân thương. Hãy cùng AnyBooks tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu sử
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.
Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:
“Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ.”
Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái).
Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng.
Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, việc này được Bảo Định Giang nhớ lại: Tôi không nhớ rõ cuối 1947 hay đầu năm 1948, khoảng 3 giờ chiều, em bé giúp việc cho tôi chạy vào nơi tôi làm việc bảo: "Có một người xưng là Nguyễn Bính đến đây muốn gặp chú"... Trên thực tế, Nguyễn Bính đã gia nhập đội ngũ Vệ quốc đoàn từ 3 giờ chiều hôm đó vì Bộ Tư lệnh là đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh đã chấp nhận yêu cầu của tôi ngay ngày hôm sau. Chẳng những chấp nhận mà các đồng chí còn dặn tôi: "đối đãi đàng hoàng, chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang"
Nhưng theo lời giới thiệu của Đỗ Đình Thọ trong tập Thơ tình Nguyễn Bính, xuất bản năm 1991 thì Nguyễn Bính đã đến với cách mạng khá sớm - ngay từ 1945 trước ngày khởi nghĩa tháng tám.
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30). Tuy nhiên, kể về cái chết của ông thì mỗi người nói một kiểu, không thống nhất.
Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính dành thời gian sáng tác rất nhiều thể loại có thể kể đến như thơ, kịch, truyện thơ… Ông cống hiến cho nền Văn Học Việt Nam với một khối lượng tác phẩm khổng lồ có thể kể đến những tác phẩm nổi bật như: Tương tư, Chân quê, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Trả ta về, Gửi người vợ miền Nam, Truyện Tỳ Bà, Mười hai bến nước, Ông lão mài gươm, Chiến dịch mùa xuân, Một nghìn cửa sổ,…
Phong cách sáng tác
Khi nhắc đến cái tên Nguyễn Bính, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Các tác phẩm của Nguyễn Bính rất đa dạng và phong phú với khối lượng tác phẩm đồ sộ chúng ta có thể chia ra làm hai dòng đó là “lãng mạn” và “cách mạng”.
Cái tình, cái lãng mạn luôn xuất hiện trong thơ của ông. Nét đằm thắm, dung dị, thiết tha mà đậm sắc hồn dân tộc mang lại sự gần gũi với người đọc. Chính vì nét mộc mạc ấy mà thơ của ông được nhiều người đọc, được nhiều người yêu thích. Cái hồn thơ lãng mạn ấy đi vào lòng độc giả khắp các vùng miền từ nông thôn đến thành thị. Với người ở lớp bình dân họ rất yêu thích thơ của ông. Thơ hay không phải là thơ dùng ngôn ngữ đặc biệt mà bài thơ đó dễ thuộc, dễ khiến cho người ta thấy đồng cảm.
Đặc trưng trong thơ Nguyễn Bính là sự giản dị, ông vận dụng thể thơ lục bát truyền thống kết hợp với những hình ảnh mộc mạc của làng quê để tạo ra những bài thơ bất hủ.
Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính viết lên cảm xúc của một người đang đơn phương một người. Tình yêu đôi khi đến với chúng ta một cách bất chợt nó khiến cho chúng ta cảm thấy rất khó để miêu tả chính xác cảm xúc đó như thế nào. Chỉ là một ánh mắt hay nụ cười của ai đó thôi cũng khiến cho chúng ta xao xuyến không thể quên, đêm về mất ngủ. Những nhung nhớ ấy được Nguyễn Bính sử dụng làm chất liệu kết tinh lên con chữ khiến cho người đọc cảm thấy rung cảm trước bài thơ rất gần gũi và thân quen ấy.
Nhận định về Nguyễn Bính
Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. – Hoài Thanh
Thơ Nguyễn Bính còn sống mãi, làm việc mãi cho tương lai, người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh hiện đại lại càng trân trọng. – Vũ Quần Phương.
So với các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi. – Lê Đình Kỵ.
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về nhà thơ Nguyễn Bính, AnyBooks hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về nhà thơ, để chúng ta thêm hiểu về cuộc đời cũng như phong cách sáng tác của nhà thơ tài năng Nguyễn Bính.
Tìm kiếm có liên quan
Nguyễn Bính thơ và đời, Cuộc đời Nguyễn Bính, Nhà thơ nguyễn bính thường được gọi là gì, Thơ Nguyễn Bính, Phong cách thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Bính tác phẩm, Đọc thơ Nguyễn Bính
Xem thêm:
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn lớn trong nền Văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm để đời....
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng
Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ nhuốm màu đau thương của chính tác giả là...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả ghi đậm dấu ấn vào bao thế hệ...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Nhắc về...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...
Những nhà văn nổi tiếng và xuất sắc nhất nền văn học thế giới
Những nhà văn xuất sắc nhất mọi thời đại trong bài viết này đều là những nhân vật kinh điển của...
William Shakespeare cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học
William Shakespeare là một trong những nhà văn lớn nhất mà lịch sử văn học ghi nhận. Với tài năng của...
Nhà văn Victor Hugo - Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp, các tác phẩm của ông đều được...

Những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi - một trong những con người kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn, nhà văn hóa tài năng....

Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
Lịch sử ra đời, giai đoạn và khái quát những đặc điểm, thành tựu nổi bật của phong trào thơ mới,...

Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được sử dụng rất...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin
Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế...

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước...
Xem nhiều nhất