Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Để tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam thì không thể không nhắc đến bộ phận văn học dân gian. Tuy nhiên, một số học sinh chưa có sự nhìn nhận đúng đắn và hiểu hết về các nét đặc trưng của thể loại này. Trong bài viết này, Anybooks sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về văn học dân gian là gì? Khái quát chi tiết văn học dân gian Việt Nam. Tham khảo ngay nhé!
1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ sáng tác tập thể và truyền miệng bởi các tầng lớp dân chúng. Hiểu đơn giản, văn học dân gian là thể loại văn học truyền miệng từ người này sang người khác, truyền từ đời này sang đời kia và ít khi ghi chép lại, nhằm phục vụ trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Văn học dân gian ra đời trong thời công xã nguyên thủy, được phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử hình thành đất nước và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- Tính nguyên hợp của văn học dân gian
Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự dung hòa nhiều khía cạnh ý thức xã hội, từ đó phản ánh qua hai hình thức là nội dung và nghệ thuật. Ở mặt nội dung, tính nguyên hợp thể hiện ở tình trạng ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, những yếu tố về tinh thần chưa được chú trọng. Đồng thời, nhân dân không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực vực sản xuất tinh thần khác nên phải thể hiện tâm tư, tình cảm, tri thức và kinh nghiệm của mình vào thể loại văn học dân gian không chuyên.
Ngoài mặt nội dung, tính nguyên hợp còn được thể hiện ở mặt nghệ thuật ngôn từ thuần túy, kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật lại với nhau để hấp dẫn người đọc. Tính nguyên hợp chính là tính biểu diễn được thể hiện qua tồn tại ẩn, tồn tại cố định và tồn tại hiện. Bạn dễ dàng cảm nhận được đặc tính này vì những gì thể loại văn học dân gian đề cập đều nói lên mọi nỗi lòng của người dân.
- Văn học dân gian mang tính tập thể
Văn học dân gian mang tính tập thể là do tất cả các tác phẩm đều được sáng tác từ nhiều tầng lớp nhân dân và được thể hiện rõ nét trong quá trình truyền miệng chặt chẽ. Tính chất này còn thể hiện ở sự chớp nhoáng, tự nhiên mà không cần bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Ban đầu một người sẽ khởi xướng tác phẩm của mình và được tập thể nhân dân đón nhận. Sau đó, họ lưu truyền, bổ sung, sửa chữa để tác phẩm phong phú, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- Tính liên kết mật thiết giữa văn học dân gian với đời sống con người
Văn học dân gian có tính gần gũi, mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân được thể hiện cụ thể qua sinh hoạt cộng đồng, hoạt động lao động sản xuất, gia đình, lời hát ru, truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, bài dân ca sử dụng trong nghi lễ quan trọng,... Từ đặc trưng này đã giúp văn học dân gian có tính đa chức năng, nổi bật là chức năng thực hành sinh hoạt.
Các thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian Việt Nam được phân chia ra thành nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại sẽ sở hữu nét đặc trưng khác nhau để phản ánh nội dung, hiện thực theo những cách riêng.
- Thần thoại: Là tác phẩm tự sự dân gian, kể lại các sự tích của các vị thần tạo nên thế giới tự nhiên và thiên nhiên. Từ đó thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh nhận thức, quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại cũng như nguồn gốc của thế giới con người.
- Sử thi: Thuộc tác phẩm tự sự có quy mô lớn với ngôn ngữ có vần nhịp, nội dung bao quanh về đời sống hằng hoặc xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng như những anh hùng, dũng sĩ… để kể về biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- Truyền thuyết: Những câu truyện được truyền miệng nói về sự kiện, nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa hoặc giải thích về nguồn gốc các linh vật theo quan điểm có nhân. Kết hợp với các phương pháp tu từ chính là nhân hóa, phóng đại để thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
- Truyện cổ tích: Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định gồm các câu chuyện cổ tích, phiêu lưu, loài vật. Là loại chuyện ngắn kể về nàng tiên, thần tiên, ông bụt, phù thuỷ,… qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Truyện ngụ ngôn: Có thể là văn xuôi hoặc thơ, lấy loài vật, đồ vật hoặc chính chuyện người khác để nói bóng nói gió và sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ nhằm nêu lên bài học nào đó về cuộc sống.
- Truyện cười: Xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ có tác dụng mua vui giải trí cho người đọc. Mẩu truyền khá đơn giản, đa dạng và hài hước.
- Thành ngữ - Tục ngữ: Được đúc kết từ dân gian thường là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh và vần nhịp dễ nhớ, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và truyền miệng nhắc nhở con cháu đời sau.
- Câu đố: Sáng tạo qua đặc trưng và chức năng của từng vật thể cá biệt, áp dụng cách nói lái hay các hình ảnh so sánh, ẩn dụ nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức về đời sống.
- Ca dao: Là các tác phẩm trữ tình dân gian, thường là các bài thơ, câu hát có vần, điệu, có thể kết hợp với âm nhạc khi diễn xưởng nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
- Vè: Thuộc tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện xã hội mang tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận.
- Truyện thơ: Đa số sáng tác bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ lục bát, phản ánh số phận và khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng xã hội.
- Chèo: Thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền, kết hợp với yếu tố trữ tình, trào lộng để ngợi ca đạo đức, phê phán cái xấu trong xã hội.
Các giá trị của văn học dân gian việt nam
- Văn học dân gian là kho tàng tri thức quý giá của cả dân tộc
Kho tàng tri thức văn học dân gian Việt Nam có đủ mọi lĩnh vực của đời sống như tự nhiên, xã hội, lịch sử và con người. Đa số những tri thức này đều gắn liền với thực tiễn cuộc sống và đúc kết từ đời này sang đời khác. Chính vì thế, người nghe và đọc dễ dàng nắm bắt và có sức sống mạnh mẽ, lâu bền với thời gian.
Ngoài ra, tri thức còn thể hiện trình độ, quan điểm và nhận thức của người dân nên có sự khác biệt hoàn toàn với giai cấp thống trị, nhất là về chủ đề lịch sử và xã hội. Việt Nam có 54 dân tộc anh em khác nhau, mỗi người có kho tàng văn học dân gian riêng cho mình góp phần vào sự đa dạng, phong phú của cả dân tộc.
- Văn học dân gian giáo dục sâu sắc và đề cao đạo lý làm người
Thông qua các bài văn học, thơ ca dân gian đã giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan mà thế hệ đi trước để lại cho con cháu đời sau. Đó có thể là tinh thần yêu nước, yêu quê hương, đồng loại, tinh thần nhân đạo, lạc quan cùng tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất, đức kiên trung và vị tha, óc thực tiễn,... Qua đó hình thành và xây dựng các phẩm chất tốt đẹp để mọi người ai cũng có thể hướng đến giá trị chân thiện mỹ.
- Văn học dân gian mang lại những giá trị thẩm mỹ to lớn, tạo bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
Qua từng thời đại, văn học dân gian đã được chắt lọc và đúc kết từ chính quan niệm thẩm mỹ của nhân dân, từ đó hình thành các tác phẩm nghệ thuật chuẩn mực. Chính nghệ thuật mang giá trị to lớn nên khi văn học viết mới hình thành, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo. Còn khi văn học viết phát triển, văn học dân gian chính là cơ sở để nuôi dưỡng và phát triển văn học viết phát triển mạnh mẽ, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam tiêu biểu
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng và có vô vàng các tác phẩm tiêu biểu như:
- Truyện cổ tích: Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Dã tràng xe cát biển Đông, Sự tích trầu cau, Sự tích cây vú sữa, Sọ dừa,...
- Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà, Kẻ ngốc nhà giàu, Treo biển, Thầy bói xem bói,
- Truyện ngụ ngôn: Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi, Ếch ngồi đáy giếng,...
- Thần thoại: Sự tích con rồng cháu tiên, Mười hai bà mụ, Thần Trụ Trời Lạc Long Quân và Âu Cơ, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Cuộc tu bổ các giống vật,...
- Sử Thi: Sử thi Đăm Săn, Sự tích cây lúa, Đẻ đất đẻ nước, Bya Linh Koong, Con đỉa nuốt bon Tiăng, Bya Phu và Đăm Kóp, Chàng Tiăng bán tượng gỗ, Binh con Mănh xin làm vợ Yang...
- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Lạc Long Quân Âu Cơ, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám,...
Xem thêm:
- Truyện cổ tích là gì? Những nét đặc trưng của truyện cổ tích?
- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong chuyện người con gái nam xương
- Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự là gì?
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về văn học dân gian Việt Nam. Mong rằng những bài viết sau của Anybooks nhận được sự quan tâm từ bạn nhé!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Tự lập là gì? Vai trò và ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống
Tự lập là khi bạn tự mình làm hết mọi việc mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người...
Drama là gì? Giới trẻ sử dụng cụm từ “hít drama, tạo drama” có nghĩa gì?
Drama là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của từ “drama”, và cách sử dụng đúng ngữ cảnh giao tiếp...
Trách nhiệm là gì? Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm?
“Trách nhiệm” là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức, để tâm với những việc làm...
Clone là gì? Người ta sử dụng nick clone hay account clone để làm gì?
Clone là một từ trong tiếng Anh và khi được dịch ra tiếng Việt thì nó mang nhiều nghĩa, được sử dụng...
Trước Công nguyên là gì? Năm trước Công nguyên được tính từ thời gian nào?
Tìm hiểu khái niệm Công nguyên, trước và sau Công nguyên là gì? Cách tính và xác định thời gian trước...
Những câu đố vui cho bé mầm non giúp phát triển trí não
Với những câu đố vui (chọn lọc từ 300+ câu đố vui cho trẻ mầm non) kèm đáp án dưới đây sẽ giúp...
Những caption, stt ngắn hay dễ thương dùng để đăng ảnh
Những caption, stt ngắn hay và đáng yêu sẽ giúp cho bức ảnh của bạn thu hút nhiều lượt tương tác,...
Phân tích Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu
Bài thơ Bầm ơi của tác giả Tố Hữu thể hiện được trọn vẹn tình cảm của người mẹ thời chiến...
Tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn hại não hay nhất 2024
Truyện cười giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Hãy cùng...
Những truyện cổ tích ngắn hay, ý nghĩa dành cho bé mầm non
Tổng hợp những câu truyện cổ tích ngắn hay và có ý nghĩa nhất mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn...
Thần thoại Việt Nam là gì? 7 câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa và hay nhất
Thần thoại Việt Nam thuộc một trong những thể loại văn học dân gian, thể hiện mong muốn, khao khát...
Phân tích bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa
Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những...
AM là gì? PM là gì? Các ý nghĩa khác nhau của từ AM
Trong cuộc sống, bạn rất dễ gặp những cụm từ viết tắt, chẳng hạn như AM, PM. Vậy AM là gì? PM là...
Tóm tắt và ý nghĩa của truyện Ba chú heo con và chó sói
Truyện Ba chú heo con và chó sói là một trong những câu chuyện cổ tích thế giới hay được...
Xem nhiều nhất