Phân tích bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa
Nhắc đến Trần Đăng Khoa không ai là không biết bởi ông sở hữu một sự nghiệp văn thơ đồ sộ với khả năng viết văn chương xuất sắc. Ông được mệnh danh là thần đồng của thi ca Việt Nam khi tác phẩm đầu tay được đăng báo lúc 8 tuổi. Có rất nhiều bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa được bạn đọc biết đến, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Cây dừa” tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của tác giả và là tác phẩm được ông sáng tác khi mới 9 tuổi. Cùng AnyBooks.vn phân tích bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa để thấy hết những giá trị đặc sắc ngay trong bài viết sau.
Bài thơ “Cây dừa” in trong tập “Góc sân và khoảng trời” được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé 9 tuổi. Cây dừa là hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam, đi tới miền quê nào ta cũng có thể nhìn thấy những rặng dừa thẳng tắp, cao vút trời xanh. Một hình ảnh quen thuộc đến vậy, nhưng khi vào thơ của tác giả bỗng trở nên mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh và thân thương làm sao. Và để có được những miêu tả chi tiết, sống động thế, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.
Hình ảnh cây dừa hiện lên một cách sinh động với đầy đủ bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào mà tác giả không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:
Mở đầu bài thơ, hiện lên hình ảnh cây dừa dễ mến, như một người bạn mang tâm hồn hào sảng, phóng khoáng thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã ví cây dừa như hình ảnh của một con người với những động tác “dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Trần Đăng Khoa đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ (“dang” đối với “gật”), danh từ đối với danh từ (“tay” đối với “đầu”, “gió” đối với “trăng”).

Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn – “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa dãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống giống như hình ảnh của con người Việt Nam luôn chịu thương, chịu khó nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa xum xuê được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị…Và vì bài thời sáng tác khi nhà thơ chỉ mới là một cậu bé 9 tuổi nên nhìn đâu cũng là những hình ảnh hồn nhiên hết sức, tuổi thơ hiếu động và ngộ nghĩnh được thể hiện hết sức duyên dáng, những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:

Là người sống gần gũi với thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã có những rung cảm trước thiên nhiên, trước cảnh vật xung quanh mình, bắt đầu từ những hình ảnh giản dị nhất. Tác giả dường như quan sát vẻ đẹp cảnh vật trong khoảnh khắc cả ngày và đêm. Hình ảnh cây dừa về đêm mang một vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở bung cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Ánh sao cũng là hoa, hoa lại thành sao hòa quyện vào nhau tỏa sáng lấp lánh tạo nên bức tranh về đêm vô cùng đẹp. Ban ngày, cùng với những áng mây xanh bồng bềnh, cậu bé ấy là cảm nhận cây dừa hiện lên như một cô gái đang thướt tha dịu dàng chải tóc:
Tất cả vẻ đẹp của hình ảnh cây dừa được bộc lộ rõ nét nhất ở hai câu thơ cuối. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:
Khi phân tích bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa, ta thấy được cái hay không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay cái độc đáo của bài thơ còn ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả đã tái hiện cho người đọc thấy được phong cảnh của một làng quê Việt Nam yên bình, giản đơn với đầy nắng, gió và trăng sao.
Toàn bộ bài thơ, cây dừa luôn là hình ảnh tạo nên sự gắn kết, hòa quyện với thế giới thiên nhiên xung quanh, có lúc cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Chưa dừng lại ở đó, “tiếng dừa” còn xua đi cái nắng oi bức của ngày hè:
Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi nhưng lại có một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Bài thơ “Cây dừa” được Trần Đăng Khoa sáng tác khi ở độ tuổi còn nhỏ nhưng qua những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm ta thấy được đây là một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương mà còn cho thấy được sự quan sát sâu sắc, hiểu biết về văn hóa, tính cách của con người Việt Nam. Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: hào phóng, thân thiện, nhân hậu, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…
Hy vọng với bài viết phân tích bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa đã cho các bạn thêm kiến thức cũng như cảm nhận đủ hết ý nghĩa, hình ảnh trong thơ. Chúc các bạn học tốt!
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Tóm tắt và nêu ý nghĩa truyện Cáo Thỏ và Gà trống
Truyện Cáo, Thỏ và Gà trống có nội dung đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc, câu chuyện...
Chill nghĩa là gì? Sử dụng Chill thế nào cho đúng?
Chill là thuật ngữ quen thuộc với nhiều người, đặc biệt từ chill được các bạn trẻ sử dụng rất...
Một năm có bao nhiêu ngày, giờ, phút, giây?
Cách tính một năm có bao nhiêu ngày, giờ, phút, giây? Một năm có bao nhiêu quý, tuần, ngày, giờ, phút,...
1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Cách quy đổi thời gian dễ nhất
Cách quy đổi thời gian nhanh, đơn giản và dễ nhất để trả lời cho câu hỏi 1 thập kỷ, 1 thế kỷ,...
Nghị luận: im lặng có phải là vàng không?
Đề văn nghị luận: im lặng có phải là vàng không? là dạng đề thường bắt gặp trong các kỳ thi trung...
Viết lách là gì? Cách viết lách cho người mới bắt đầu
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ viết lách là gì? Cách viết lách cho người mới bắt đầu sẽ “gian...
Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn xuất phát từ đâu?
Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn, đây chính là một trong những câu nói, câu tục...
Ăn cơm trước kẻng là gì? Có nên Ăn cơm trước kẻng không?
Ăn cơm trước kẻng có nghĩa là làm một điều gì đó quan trọng nhưng chưa được cho phép - được người...

Tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn hại não hay nhất 2024
Truyện cười giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Hãy cùng...

Những truyện cổ tích ngắn hay, ý nghĩa dành cho bé mầm non
Tổng hợp những câu truyện cổ tích ngắn hay và có ý nghĩa nhất mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn...

Thần thoại Việt Nam là gì? 7 câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa và hay nhất
Thần thoại Việt Nam thuộc một trong những thể loại văn học dân gian, thể hiện mong muốn, khao khát...

Phân tích bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa
Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những...

AM là gì? PM là gì? Các ý nghĩa khác nhau của từ AM
Trong cuộc sống, bạn rất dễ gặp những cụm từ viết tắt, chẳng hạn như AM, PM. Vậy AM là gì? PM là...

Tóm tắt và ý nghĩa của truyện Ba chú heo con và chó sói
Truyện Ba chú heo con và chó sói là một trong những câu chuyện cổ tích thế giới hay được...
Xem nhiều nhất