Bài thơ Tiếng ru - Tố Hữu
Bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu mặc dù được ra đời vào những năm chiến tranh thế nhưng ý nghĩa và giá trị của những vần thơ ấy vẫn tồn tại đến ngày nay, tác giả nhắc nhở chúng ta cần phải sống có lý tưởng, mục đích sống.
Một vài nét về nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002; quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là con út trong gia đình. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha trở về sống tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... và qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Tố Hữu là một trong những nhà văn có đóng góp rất lớn với cách mạng của nước nhất.
Bài thơ Tiếng ru
Các loài sinh vật muốn sống và phát triển thì chúng cần phải thích nghi với môi trường. Giống như mỗi một mùa hoa nở vậy, chúng ta thường sẽ thấy ong bay lượn khắp bầu trời bởi lẽ hoa chính là nguồn sống mà chúng không thể thiếu. Hay những đàn cá bơi trong làn nước trong veo còn bầu trời to lớn kia chính là môi trường sống cho các loài chim, chim yêu bầu trời như sự sống của nó. Có một lần Tố Hữu đã khóc cho một chú chim bị chết trong lồng vì mất đi sự tự do vốn có của nó. Hai câu thơ mở đầu đã nói lên mối quan hệ không thể tách rời giữa sinh vật và môi trường sống. Nếu không có môi trường sống các loài vật sẽ chết. Cá thì không thể sống trên cạn, con ong cũng không thể thiếu hoa, con chim thì cần môi trường tự do. Chỉ với hai câu thơ Tố Hữu đã giúp bạn đọc có những suy ngẫm sâu sắc về tình yêu thương giữa môi trường với mỗi loài vật.
Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ để khéo léo khi chuyển từ sinh vật qua nói đến con người
Bằng những câu từ giản dị tác giả đã khẳng định rằng chúng ta không thể sống một mình, chúng ta cần có tình yêu thương từ anh em, đồng chí. Tình đồng chí là những người anh em, bạn bè có cùng chí hướng, lý tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa con người với con người. Khi nhắc đến đồng chí chúng ta nghĩ ngay tới những người luôn yêu thương chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ cho nhau khi cần như những người anh em ruột thịt trong nhà. Còn tình anh em là những người có mối quan hệ máu mủ với chúng ta. Tình cảm ấy bao lâu nay vẫn được gìn giữ và trân quý.
Từ đoạn thơ trên tác giả nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đó là lý tưởng sống con đẹp của mỗi người chúng ta sống để yêu thương, cống hiến cho cộng đồng. Sống cho những điều lớn lao của không chỉ cho bản thân ta mà cho xã hội, cho đất nước mình.
Lý tưởng sống chính là lẽ sống cuộc đời, lý tưởng cao đẹp thì tâm hồn mới được thanh cao. Từ đó mỗi chúng ta sẽ ý thức về những điều có ý nghĩa trong cuộc sống này. Đặc biệt là ở độ tuổi thanh niên, khi có sức trẻ và sức khỏe thì chúng ta cần phải cống hiến hết mình.
Bên cạnh những con người luôn có lý tưởng sống cao đẹp thì cũng có những kẻ chỉ biết suy nghĩ cho bản thân, sống ích kỷ, hẹp hòi và không quan tâm đến bất cứ ai. Sống buông thả, vô trách nhiệm với chính bản thân mình, với xã hội. Những người này đáng bị lên án vì lối sống ích kỷ ấy.
Những vầng thơ nhẹ nhàng của Tố Hữu không chỉ giáo dục thế hệ trẻ chúng ta sống cần phải có mục đích, lý tưởng sống để mang lại giá trị cho xã hội, cho cuộc sống của chính chúng ta.
Xem thêm:
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Đọc thơ cho bé - 10 bài thơ hay cho trẻ mầm non
Cho bé làm quen với thơ ca là một cách rất phổ biến giúp trẻ có thêm nhiều động lực và hứng thú...
Những câu đố mẹo vui dân gian cực hay có đáp án
Những câu đố mẹo, đố vui dân gian được truyền miệng từ nhiều thế hệ khác nhau, sau những giờ...
Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất cho bé
Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian cho bé⭐Kể những...
Phân tích bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình”
Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu...
Ý nghĩa rút ra từ truyện Thánh Gióng
Bài học và ý nghĩa rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng, phân tích hình tượng Thánh Gióng và tinh thần...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn” được ông cha ta đúc rút, khuyên dạy cho thế...
Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất cho bé
Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian cho bé⭐Kể những...
Phân tích bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình”
Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu...
Ý nghĩa rút ra từ truyện Thánh Gióng
Bài học và ý nghĩa rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng, phân tích hình tượng Thánh Gióng và tinh thần...
Những câu đố mẹo vui dân gian cực hay có đáp án
Những câu đố mẹo, đố vui dân gian được truyền miệng từ nhiều thế hệ khác nhau, sau những giờ...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn” được ông cha ta đúc rút, khuyên dạy cho thế...
Bài thơ Tiếng ru - Tố Hữu
Bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu mặc dù được ra đời vào những năm chiến tranh thế nhưng ý nghĩa...
Xem nhiều nhất