Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận cao nhất. – Franklin
Kiến thức nhân loại là kho tàng vô giá, bạn sẽ không vào giờ hiểu được hết sự lớn lao của nó, cũng như số lượng mà những điều chúng ta chưa biết còn tồn tại. Không quá khi chi rằng, kiến thức của mỗi người là giọt nước giữa biển cả mênh mông. Vì vậy cần không ngừng học hỏi và tìm tìm, như ông cha ta đã có câu tục ngữ: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
- Nguyên Nhân Tại Sao Bạn Đọc Sách Không Hiệu Quả?
- Phân tích bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình”
- Ý nghĩa rút ra từ truyện Thánh Gióng
Nghĩa đen
“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường. Nghĩa là đi càng nhiều, thì càng thông minh, khôn khéo hơn.
Nghĩa bóng
“ Đi” ở đây ẩn dụ cho những cuộc hành trình đi tìm kiếm những tri thức mới, “ sàng khôn” tượng trưng cho kiến thức, tri thức, những kĩ năng ứng xử. Câu tục ngữ ý muốn nói không nên chỉ bó hẹp trong một khoảng không gian nhất định, lười biếng mà phải trải nghiệm cuộc sống, dám đặt chân đến những nơi ta chưa từng đến, sẵn sàng đi tìm kiếm những điều mới lạ. Thông qua cuộc hành trình đó thứ ta nhận được không chỉ là kết quả cuối cùng, ta có thể học hỏi thêm rất nhiều cái mới mà nếu như chỉ ở nhà thì không bao giờ biết được. Đó chính là những kinh nghiệm, bài học, kiến thức và kĩ năng đối nhân xử thế.
Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Học hỏi là một hành trình và kiến thức là một đại dương rộng lớn. Cuộc sống lại chính là nơi ta có thể tìm thấy câu trả lời cho mọi câu hỏi. Cuộc sống của chúng ta vẫn còn nhiều điều tươi đẹp, nhưng nếu chúng ta không chịu tìm kiếm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ đến. Chỉ khi bạn chủ động, biết tìm tòi, chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy nó thực sự có giá trị. Kiến thức là đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là giọt nước nằm trong ly, nếu không tìm kiếm thêm kiến thức bạn sẽ tự tan biến. Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, sự trải nghiệm luôn là điều cần thiết.
Con đường học tập tuy vất vả, gian nan nhưng chúng ta nếu biết vượt lên tất cả để tìm kiếm tri thức thì những gì chúng ta nhận được thực sự quý giá và vô cùng ý nghĩa. Bạn sẽ trân trọng những gì bạn học hỏi, khám phá được, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó vào đúng mục đích nhất.
Không phải ngẫu nhiên mà có những câu nói:
Làm trai đi đó đi đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
Điều đó chứng tỏ từ thời xa xưa ông cha ta luôn đề cao sự tìm tòi khám phá, nó thể hiện sự từng trải của mỗi người cũng như kiến thức họ có. Càng đi nhiều chúng ta càng biết nhiều. Có một câu chuyện kể về một con ếch cả đời sống trong miệng giếng, nên cả cuộc sống của nó chỉ bó hẹp trong cái giếng, đến khi ra khỏi giếng nó đã không thể ngờ được bầu trời và mặt đất lại rộng lớn như vậy. Con người không nên có lối suy nghĩ hạn hẹp, vị kỉ cá nhân như vậy. Không trải nghiệm khám phá thì không bao giờ biết cuộc sống này còn rất nhiều điều mới lạ để ta khám phá.
Con người ta học không bao giờ là đủ, là thừa, vì vậy hãy không ngừng học hỏi, không ngừng vươn lên để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, giúp bạn vững bước trên con đường đi tới tương lai.
Hồ Chí Minh là một ví dụ, Bác học ở mọi lúc, mọi nơi. Bác cũng không ngại vất vả mà tìm tòi, khám phá những vùng đất mới để rút ra bài học kinh nghiệm cho đất nước mình. Bạn sẽ trân trọng những gì bạn tự học được và bạn sẽ hình thành nó như một thói quen. Bạn sẽ thấy mình học hỏi không ngừng và bạn sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Ai không học sẽ là người thất bại.
Như vậy câu nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn” vừa động viên chúng ta phải trải nghiệm, phải sẵn sàng cho những cuộc hành trình mới, cũng vừa ngầm khẳng định kiến thức là vô cùng, phải không ngừng học hỏi tìm tòi khám phá. Mỗi chúng ta đều có những cuộc hành trình riêng, nhưng điểm đến vẫn là tri thức.
Thảo Nguyên
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất cho bé
Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc hay nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian cho bé⭐Kể những...
Phân tích bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình”
Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu...
Ý nghĩa rút ra từ truyện Thánh Gióng
Bài học và ý nghĩa rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng, phân tích hình tượng Thánh Gióng và tinh thần...
Những câu đố mẹo vui dân gian cực hay có đáp án
Những câu đố mẹo, đố vui dân gian được truyền miệng từ nhiều thế hệ khác nhau, sau những giờ...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn” được ông cha ta đúc rút, khuyên dạy cho thế...
Bài thơ Tiếng ru - Tố Hữu
Bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu mặc dù được ra đời vào những năm chiến tranh thế nhưng ý nghĩa...
Xem nhiều nhất