Review tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh - Tác phẩm kinh điển của dòng văn chiến tranh
Nỗi Buồn Chiến Tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc về sự đấu tranh nội tâm, day dứt, xót thương, tiếc nuối và thậm chí là buồn thảm. Tiểu thuyết đưa người đọc đến góc nhìn mới về chiến tranh, chiến tranh không chỉ là câu chuyện của dân tộc mà nó còn là cả thanh xuân của tuổi trẻ. Trong bài viết này, Anybooks sẽ đi sâu khai thác nội dung tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh, tham khảo ngay nhé!
1. Giới thiệu tác giả quyển tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh - Bảo Ninh
Bảo Ninh là tác giả của quyển tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh. Nhà văn tên thật là Hoàng Ấu Phương sinhnăm 1952 tại Nghệ An.Năm 1969 - 1975, tác giả nhập ngũ sau đó ông theo học và tốt tại trường viết văn Nguyễn Du khóa 3, trở thành biên tập viên Báo Văn nghệ trẻ và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1989, Bảo Ninh sáng tác quyển tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh và mang về nhiều thành công thành tựu, giải thưởng danh giải thưởng danh giá cho bản thân và nền văn học nước nhà. Có thể nói, Nỗi Buồn Chiến Tranh đã viết nên tên tuổi Bảo Ninh và nền văn học Việt Nam với quốc tế.Tác giả còn được mạnh danh là “người tải văn ra ngoài biên giới” hay “nhà văn ít người hiểu nổi”.
2. Tóm tắt sơ lược nội dung Nỗi Buồn Chiến Tranh
Nỗi Buồn Chiến Tranh dẫn dắt người đọc theo những dòng suy nghĩ, cột mốc đáng nhớ đầy đau thương, mất mát của nhân vật Kiên. Tác phẩm là nỗi buồn của người lính sống sót trở về sau chiến tranh khi các đồng chí của họ nằm lại nơi rừng thiêng nước độc, là tình yêu dang dở của lứa đôi.
Khi hòa bình trở lại, họ không còn là những người lính được tôn trọng, mà họ phải loay hoay trong cuộc sống, đối đầu với nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Không một ai bảo họ phải làm gì, không một ai giúp đỡ họ và không ai hiểu được những nỗi ám ảnh tột cùng, những cơn ác mộng dai dẳng như họ. Thế nên, dù chiến tranh đã kết thúc nhưng những nỗi đau vẫn còn day dứt trong tâm trí người lính sau chiến tranh.
3. Nội dung tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh
Nỗi Buồn Chiến Tranh kể lại câu chuyện tình cảm giữa Kiên và Phương nên ban đầu tiểu thuyết còn có tựa đề “Thân phận của tình yêu”. Hai người đang trong khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ với tình yêu trong sáng, ngây ngô nhưng phải tạm chia tay để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc.
Vì quá nhớ Kiên nên Phương quyết định lên tàu thăm Kiên nhưng không may tàu bị đánh bom. Trong lúc loạn lạc, Phương bị làm nhục nên đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa hai người vì sự tủi nhục, xấu hổ, tội lỗi và trách mốc. Sau 10 năm chiến tranh, Kiên may mắn trở về và trở thành nhà văn cấp phường khó tính, kỳ quặc vì những vết thương trên thân thể và tâm hôn khiến anh không thể hòa nhập với cuộc sống thường nhật.
Kiên là một nhà văn viết về những hồi ức ám ảnh của chiến tranh tàn khốc, gắn liền với cái chết vì có người hy sinh vì anh, nhưng cũng có người đã chết vì lỗi lầm anh mang đến. Không một ai có thể hiểu toàn bộ nội dung của quyển sách ngoại trừ người người đàn bà câm sống trên gác áp mái tòa nhà.
Đồng thời, những hồi ức về chuyện tình đẹp của anh và Phương đã quay trở lại. Kiên muốn cùng Phương quay về thời yêu nhau nồng cháy, nhưng hai người của hiện tại đã khác xa với quá khứ, chiến tranh và biến cố đã thay đổi câu chuyện tình đẹp này. Chán chường trước cuộc sống hiện tại, anh đã tự tay đốt quyển tiểu thuyết của mình và cuộc đời anh cũng dừng lại từ đó.
Nỗi Buồn Chiến Tranh là bức tranh được vẽ nên bởi nhiều hồi tưởng của Kiên. Chúng ta có thể xâu chuỗi các sự kiện như sau:
Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hoạt động của nhân vật chính thì tác phẩm tan vỡ thành những mảnh của cuộc đời nhân vật chính. Thông qua những sự kiện này, tác giả muốn truyền tải đến người đọc những bi kịch của con người trong và sau chiến tranh.
4. Đánh giá tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh
Xung quanh tác phẩm này có nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Có thời, Nỗi Buồn Chiến Tranh còn bị cấm lưu hành vì bị cho rằng có tư tưởng lệch lạc, trái với đường lối cách mạng của Nhà nước. Một số nhận định của các nhà nghiên cứu về tác phẩm:
Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới"
Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: "Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ,(...). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn...một thành quả lao động tuyệt đẹp".
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trên báo Thể thao và Văn hóa số ra ngày 28.10.2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh…”.
Từng chương trong tiểu thuyết không có sự kết nối câu chuyện với nhau nên có thể làm người đọc khó khăn nắm rõ cốt truyện trong lần đầu tiên, nhưng câu chữ và giọng văn giàu cảm xúc đã truyền tải trọn vẹn nội dung. Đây là một tiểu thuyết chiến tranh nghiệt ngã, tiểu thuyết tình yêu lãng mạn nhưng xót xa, đau đớn. Những mảnh ký ức âm thầm và dang dở, những giấc mơ hiện hữu hoặc tàn phai, mỗi tiểu thuyết trở thành một tiểu tự sự về nội tâm và khát vọng cá nhân, khát vọng sống và yêu nhưng không trọn vẹn.
5. Lời kết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã thể hiện sức sống mãnh liệt của một quyển tiểu thuyết trong thời hiện đại. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến cái nhìn khách quan và mới mẻ cho độc giả và đóng góp một phần không nhỏ cho sự đi lên, ngày càng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.
Xem thêm:
- Review sách Sức mạnh của toàn tâm, toàn ý - cuốn sách về cân bằng cuộc sống & công việc
- Review sách Tu tâm cho tốt thì đời thong dong - Hoa Dương
- Review sách Tâm tĩnh tại chẳng ngại đời rối ren
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của AnyBooks, hy vọng những bài viết tiếp theo của chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự quan tâm theo dõi từ bạn.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Review sách Tớ muốn ăn tụy của cậu
Tớ muốn ăn tụy của cậu - một cuốn truyện sâu sắc từ tựa đề cho đến nội dung, hãy tận hưởng...
Review sách Hiện tại kiên trì, tương lai kiên cố
“Hiện tại kiên trì tương lai kiên cố” truyền đến bạn những năng lượng tích cực để bản thân...
Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Giá trị tình yêu và cuộc sống
Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đem lại giá trị quý báu nào của cuộc sống này tới...
Review sách Bỉ vỏ - Nguyên Hồng
Tác phẩm Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng là một bức tranh xã hội sinh động về thân phận “những...
Review sách Vẫn là mùa hạ nhưng không còn chúng ta - Hiên
Vẫn là mùa hạ, nhưng không còn chúng ta. Nhưng mong chúng ta bây giờ là chúng ta của trưởng thành, biết...
Review sách Ai sẽ đến dự lễ tang của tôi?
Hãy sống cuộc đời của chính bạn, khi đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nếu đang cảm thấy đang loay...
Review sách Anh ấy đã không nắm tay tôi - Hiên
Anh ấy đã không nắm tay tôi, và sẽ còn một bàn tay khác đứng đợi. Bởi cuộc sống này đâu chỉ có...
Review sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” cuốn bạn đọc đi nhẹ nhàng và sâu lắng như thế, giúp...
Review sách Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis
“Những tấm lòng cao cả” là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Ý - Edmondo De Amicis. Cuốn tiểu...
Review sách Rất thích, rất thích em - Vãn Tình
“Rất thích, rất thích em” chắc chắn là một cuốn truyện ngôn tình “thanh xuân vườn trường” mà...
Review sách Cây Olive màu trắng - Cửu Nguyệt Hi
“Cây Olive Màu Trắng” một chuyện tình yêu lãng mạn, ngọt ngào và minh chứng về hai chữ duyên phận...
Review sách Vẫn là mùa hạ nhưng không còn chúng ta - Hiên
Vẫn là mùa hạ, nhưng không còn chúng ta. Nhưng mong chúng ta bây giờ là chúng ta của trưởng thành, biết...
Review tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh - Tác phẩm kinh điển của dòng văn chiến tranh
Nỗi Buồn Chiến Tranh là một trong những cuốn tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm...
Review Quên một người là chuyện của thời gian - A Tòn
Thanh xuân như một tách cà phê phin, từng phút lại có giọt rơi xuống ly, nhưng cuối cùng ta lại được...
Xem nhiều nhất