Phương thức biểu đạt là gì? Các loại phương thức biểu đạt chính?

Phương thức biểu đạt là một trong những khái niệm phổ biến trong môn Ngữ văn, thường xuyên được xuất hiện trong các câu hỏi của những kỳ thi quan trọng. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được khái niệm, cách nhận biết chúng. Hãy cùng AnyBooks tìm hiểu thật kỹ về Phương thức biểu đạt thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là có thể được hiểu là một cách thức mà một người sử dụng để truyền đạt thông tin mà mình muốn cung cấp cho người khác. Thông qua cách thức này một người có thể biểu đạt, truyền tải đến người khác hiểu được về ý nghĩ, tâm tư và tình cảm của mình. Bằng cách sử dụng các phương thức biểu đạt này sẽ giúp cho người với người hiểu rõ nhau hơn, giúp cho các mối quan hệ giữ người với người ngày càng trở nên gần gũi hơn, gắn kết hơn.

2. Các phương thức biểu đạt

Việc xác định các phương thức biểu đạt thường được yêu cầu trong các đề thi môn ngữ văn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia hàng năm. Thông thường trong hệ thống văn học (các tác phẩm văn học) sẽ có 6 phương thức biểu đạt chính, gồm: tự sự; miêu tả; biểu cảm; thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ. Khi soạn thảo một văn bản thì người soạn thảo có thể sử dụng kết hợp một lúc nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản. Việc vận dụng một cách linh hoạt các phương thức biểu đạt này giúp cho việc biểu đạt ý của người viết một cách linh hoạt hơn và giúp cho người đọc, người nghe hiểu hơn về nội dung mà người viết muốn biểu đạt.

Các phương thức biểu đạt chính

Đặc điểm của các phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:

2.1 Phương thức tự sự

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt tự sự là một phương thức mà người sử dụng phương thức này sẽ vận dụng các ngôn ngữ để kể lại một chuỗi sự việc nào đó theo thứ tự lần lượt, từ một sự việc này sẽ dẫn đến một sự việc kia và sâu chuỗi các sự việc lạo với nhau để tạo ra kết thúc cho câu chuyện. Khi sử dụng phương thức này người sử dụng thường không chỉ chú trọng đến mỗi việc kể chuyện mà người sử dụng phương thức này còn phải khắc họa, miêu tả được tính cách nhân vật của mình và đồng thời cũng phải nêu lên được những cảm nhận, nhận thức của bản thân về bản chất con người, của nhân vật tác động trong cuộc sống.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự: Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì trong nội dung thường sẽ phải có một cốt truyện, mạch truyện và chủ đề rõ ràng. Trong mạch truyện có các nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến, mạch cốt truyện. Các thể loại văn học thường sử dụng phương thức biểu đạt này gồm:

+ Văn bản tiểu thuyết;

+ Văn học nghệ thuật;

+ Các bản tường trình/tường thuật;

+ Bản tin báo chí;.....

2.2 Phương thức miêu tả

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt miêu tả là phương thức mà người sử dụng dùng ngôn ngữ để cho người nghe hoặc người đọc có thể hiểu được, hình dung được nhân vật, sự việc mà người nói, người viết đang đề cập đến. Việc hình dung này được thể hiện ở việc người nghe, người đọc có thể nắm rõ, hình dung được nhân vật đang được đề cập đến hiện ra trước mắt hoặc họ có thể cảm nhận được thế giới nội tâm của nhân vật đang được đề cập đến.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt miêu tả: Khi sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả thì trong nội dung mà người nói, người viết muốn truyền đạt phải có các tính từ, các động từ và các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt để miêu tả sự vật, sự việc, nhân vật được đề cập đến. Có các nội dung miêu tả một cách chi tiết về hình dáng bên ngoài cũng như là nội tâm bên trong của mỗi nhân vật. Phương thức biểu đạt này thường được dùng trong văn tả người hoặc là sử dụng trong thơ.....

2.3 Phương thức biểu cảm

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt biểu cảm là phương thức mà người nói, người viết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những cảm xúc của bản thân mình, bộc lộ các tâm tư, tình cảm và cảm xúc của mình đối với đối tượng mà mình đang đề cập đến.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt biểu cảm: Khi sử dụng phương thức biểu đạt thì trong nội dung thường xuất hiện các từ ngữ có biểu đạt cảm xúc của người nói, người viết đối với đối tượng được đề cập đến và trong nội dung thường có các câu cảm thán. Phương thức này thường được sử dụng trong thơ, vè, ca dao,.....

2.4 Phương thức thuyết minh

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt thuyết minh là phương thức mà người viết, người nói sử dụng ngôn ngữ để cung cấp, giới thiệu về các đặc điểm, tính chất của đối tượng đang được đề cập đến. Thông qua phương thức biểu đạt này người nghe, người đọc có thể hiểu hơn, nắm rõ hơn về các sự vật hiện tượng mà người nói, người viết đang đề cập đến. Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì người viết người nói phải có một kiến thức sâu rộng, chính xác, khách quan.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh: Khi sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh thì trong nội dung thường có những câu văn có thể hiện đặc điểm riêng của từng đối tượng được đề cập đến. Trong khi thuyết minh ngôn ngữ phải được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và đôi khi người viết, người nói cũng phải có kết hợp sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê để làm rõ vấn đề,...Phương thức biểu đạt này thường được sử dụng trong các văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng nào đấy, ví dụ như thuyết minh về một vấn đề khoa học hay thuyết minh về một địa điểm du lịch,....

2.5 Phương thức nghị luận

- Khái niệm: Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức mà người viết, người nói sử dụng ngôn ngữ để trình bày những ý kiến của mình. Bằng kiến thức của mình để đánh giá hoặc đưa ra một quan điểm để bàn luận về một đối tượng (sự vật hay hiện tượng) nào đó. Khi sử dụng phương pháp này người viết, người nói phải có những dẫn chứng, những lập luận cụ thể để chứng minh, thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình và ủng hộ với những nội dung mà mình đã đưa ra.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt nghị luận: Khi sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận thì trong nội dung người viết, người nói sẽ đưa ra những quan điểm một cách rõ ràng và đưa ra các căn cứ, lập luận để bảo về cho quan điểm của mình. Khi sử dụng phương thức biểu đạt này thì người sử dụng cần phải trình bày văn bản của mình với bố cục một cách chặt chẽ nhất để có thể thuyết phục người đọc tin tưởng và ủng hộ quan điểm của mình.

2.6 Phương thức hành chính - công vụ

- Khái niệm: Đây là phương thức thường được dùng trong giao tiếp giữa các cơ quan Nhà nước với công dân, thường là các văn bản để truyền đạt những nội dung, những yêu cầu của cơ quan nhà nước đến công dân hoặc của cấp trên cho cấp dưới thực hiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng phương thức này để biểu đạt những ý kiến, nguyện vọng của các cá nhân đến những cơ quan Nhà nước để yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước giải quyết một vấn đề nào đấy.

Phương thức biểu đạt này thường không được sử dụng trong các thể loại văn học thông thường.

- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: Trong các văn bản thể hiện phương thức biểu đạt này thường sẽ có những thành phần như:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ;
+ Ngày, tháng, năm lập văn bản;
+ Thông tin của người ra văn bản;
+ Thông tin của đơn vị/cá nhân nhận văn bản;
+ Nội dung của văn bản;
+ Chữ ký của người làm văn bản.

Xem thêm:

 
Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Làm sao để viết văn hay? Cách viết văn có chiều sâu và cảm xúc

Làm sao để viết văn hay? Cách viết văn có chiều sâu và cảm xúc

Làm thế nào để viết văn hay, mượt mà, có chiều sâu và cảm xúc? Liệu một học sinh học giỏi các...

Lập luận là gì? Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Lập luận là gì? Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Lập luận là gì? Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận gồm những phương pháp nào, mời bạn...

Những ảo tưởng trước và sau khi sinh viên mới ra trường

Những ảo tưởng trước và sau khi sinh viên mới ra trường

Những bài học sẽ giúp ích rất nhiều dành cho các bạn sinh viên từ câu chuyện thực tế qua một thời...

Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, nói lên...

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung

Nhà văn Nga L.Lê-ô-nốp có nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá...

Những cách học tập hiệu quả khi học Đại học

Những cách học tập hiệu quả khi học Đại học

Những năm đại học trôi qua nhanh lắm, thế nên hãy tranh thủ thời gian này tận hưởng tháng năm tuổi...

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh?

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh?

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh? 10 cách đơn giản AnyBooks gợi ý trong bài viết này sẽ giúp cho các...

Làm thế nào để học tốt môn Lịch sử?

Làm thế nào để học tốt môn Lịch sử?

Rèn khả năng tư duy là điều vô cùng quan trọng trong môn Lịch sử, tư duy những sự kiện và ý nghĩa...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Tổng hợp những câu nói, nhận định văn học hay nhất

Tổng hợp những câu nói, nhận định văn học hay nhất

Để bài văn thêm hấp dẫn chúng ta cần phải sử dụng những câu nói, những nhận định về văn học....

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung

Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung

Nhà văn Nga L.Lê-ô-nốp có nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá...

Làm sao để viết văn hay? Cách viết văn có chiều sâu và cảm xúc

Làm sao để viết văn hay? Cách viết văn có chiều sâu và cảm xúc

Làm thế nào để viết văn hay, mượt mà, có chiều sâu và cảm xúc? Liệu một học sinh học giỏi các...

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2020, 2021, 2022 môn Địa Lí

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2020, 2021, 2022 môn Địa Lí

Cập nhật đề thi môn địa lí kỳ thi THPT Quốc gia chính thức của Bộ GD GD&ĐT(Có đáp án) các năm 2020,...

Làm thế nào để học tốt?

Làm thế nào để học tốt?

Bạn học nhiều chưa chắc đã tốt, người thông minh học ít nhưng vẫn đạt được kết quả cao. Bởi...

Những nhận định hay về tác phẩm văn xuôi lớp 12

Những nhận định hay về tác phẩm văn xuôi lớp 12

Để bài văn thêm hấp dẫn không thể thiếu các nhận định văn học, dưới đây là những tổng hợp...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.