Hiệu ứng Mandela là gì?
Có bao giờ bạn gặp phải trường hợp này chưa: “Rõ ràng trong trí nhớ của bạn nhớ là như vậy nhưng mọi người ai cũng phủ nhận câu chuyện đó và cho rằng bạn đang nhớ sai.” Tuy nhiên bản thân bạn chắc chắn rằng nó đã xảy ra trong quá khứ nhưng bất chợt một ngày bạn lại nhận ra nó chưa từng xảy ra. Khi chúng ta cảm nhận một sự việc đã xảy ra nhưng lại không có thật thì đây được gọi là hiện tại tâm lý “Nelson Mandela”.
Hiệu ứng Mandela là gì?
Đã bao giờ bạn trải qua trạng thái chắc chắn 100% về sự chính xác của sự việc nào đó trong quá khứ và bạn nghĩ rằng điều đó ai cũng biết chưa? Thế rồi khi được xác thực lại một lần nữa thì nó chưa từng được xảy ra. Đó là khi bạn nhớ về một sự kiện nào đó và bất ngờ kể cho mọi người nghe thì ai nấy đều nói rằng nó chưa từng xảy ra. Hay một bài nhạc nào đó bạn nhớ rất rõ nó xuất hiện trong bộ phim nào đó nhưng khi xem đi xem lại rất nhiều lần thì lại không có. Đây được gọi là hiệu ứng Mandela.
Hiệu ứng Mandela có điểm giống với hiện tượng Déjà vu đó là một cảm giác quen thuộc xuất hiện trong giấc mơ của bạn thế nhưng mức độ creepy cao hơn là việc đó thật ra có nhiều người đã trải nghiệm và nó giống bạn trong dòng thời gian.
Hiệu ứng Mandela (The Mandela Effect) là hiện tượng khi mà có một số lượng lớn người có chung một ký ức sai về những hiện tượng trong quá khứ, được nhắc đến như là Chứng bịa chuyện (Confabulation Syndrome) trong tâm thần học. Một trong số những giải thích cho hiện tượng này là do sự va chạm của các thế giới song song dẫn đến việc trao đổi dữ liệu giữa các thế giới tạo ra những ký ức mà ta có, một số khác cho là sự du hành thời gian ở đâu đó đã tạo nên Hiệu Ứng Bươm Bướm (The Butterfly Effect) làm đảo lộn những sự việc diễn ra trong quá khứ, sự việc này dẫn đến sự việc kia khiến thực tại bị thay đổi nhưng ta vẫn mang ký ức trước khi bị xáo trộn của nó.
Hiệu ứng Mandela được nhắc đến vào năm 2010, khi một Blogger tên là Fiona Broome sử dụng để nhắc đến những ký ức giả mà nhiều người cùng chia sẻ tại hội nghị Dragon Con (hội nghị đa thể loại, diễn ra hằng năm tại Atlanta, Georgia) khi mà có rất nhiều thành viên cùng có ký ức về cái chết của Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela những năm 80s trong tù. Năm đó, Fiona lập nên website MandelaEffect.com để ghi nhận lại những trường hợp khác của hiện tượng này.
“Tôi tưởng Nelson Mandela đã chết trong tù. Tôi nghĩ là tôi nhớ sự kiện này rất rõ ràng, đầy đủ với những đoạn phim về đám tang của ông, sự buồn rầu tang tóc của Nam Phi, một số bạo loạn trong thành phố, và bài diễn thuyết chân thành bởi góa phụ của ông.”
Một số ví dụ về hiệu ứng Nelson Mandela
Về bức tranh Mona Lisa kinh điển rất nhiều người nghĩ rằng bức tranh này vẽ Mona Lisa đang cười thực tế thì đây là một bức tranh không cảm xúc với khuôn mật nghiêm túc.
Hay khi nhắc đến một loại sô cô la rất ngon được nhiều người yêu thích đó là Kitkat, bên ngoài vỏ của Kitkat có viết chữ Kitkat rất to và không có dấu gạch ngang. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng trên vỏ của Kitkat có dấu gạch ngang và khi nhìn kĩ lại thì họ lại không thấy.
Nhân vật hoạt hình Pikachu, mọi người đều nhớ rằng Pikachu có một vết đen ở đuôi thế nhưng thực tế thì nhân vật này không có vệt đen ở đuôi. Thế nên việc nhớ Pikachu có vệt đen ở đuôi hoàn toàn là nhận dạng sai nhân vật.
Làm sao để chúng ta hạn chế những thông tin sai lệch?
Hiệu ứng Mandela nghe thì có vẻ vô hại, không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng nó sẽ gây ra một hậu quả đó là chúng ta sẽ dễ dàng truyền thông tin sai lệch cho nhau, vậy làm thế nào để hạn chế những thông tin sai lệch?
1. Tự mình kiểm chứng tính sát thực của thông tin
Cách tốt nhất đó là bạn nên tự mình kiểm chứng tính sát thực của thông tin trước khi mang nó đi chia sẻ với mọi người. Khi bạn đã tự sát thực được độ chính xác của thông tin thì khi đi truyền đạt thông tin cho người khác đừng đặt những câu hỏi mang tính chưa chắc chắn. Ví dụ như: “Hình như đuôi của Pikachu không có vệt màu đen nhỉ?” mà thay vào đó chúng ta phải truyền đạt là “Đuôi của Pikachu không có vệt màu đen.”
2. Chọn lọc thông tin kĩ càng trên mạng
Hiện nay trên mạng có rất nhiều trang đưa thông tin sai lệch nhằm câu view, câu like gây ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin của người dân. Vậy nên bạn cần thông minh trong việc lựa chọn những trang, kênh đưa thông tin chính xác để chúng ta cập nhật thông tin tốt hơn và không gây hoang mang.
Hiệu ứng Mandela được giải thích là sự tiếp thu thông tin sai lệch khiến cho ký ức của ta thu thập thông tin không được chính xác và dẫn đến hiện tượng ký ức giả. Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ AnyBooks.
Xem thêm:
- Phong cách là gì? Làm thế nào để xây dựng phong cách cá nhân?
- Định vị bản thân là gì? Vì sao chúng ta cần định vị bản thân?
- Giá trị của bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Chào tạm biệt năm 2022, chúc mừng năm mới 2023
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2022 hy vọng dù có bất cứ chuyện buồn gì đã xảy ra với bạn trong...
7 lý do giải thích tại sao bạn mãi nghèo khó
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng mỗi tháng bạn kiếm được một số tiền không phải ít, bạn cũng không...
Từ xa xưa ông bà ta đã có câu tục ngữ cần cù bù thông minh để thể hiện đức tính tốt đẹp của...
Top 8 nhà sách tại Hà Nội lớn và rẻ nhất
Nếu bạn là một mọt sách chính hiệu nơi Hà thành thì hãy bỏ túi ngay cho mình top 8 nhà sách tại Hà...
Văn chương là gì? Bản chất và ý nghĩa văn chương là gì?
Văn chương giúp con người nhìn nhận được vẻ đẹp nghệ thuật của ngôn từ, thông qua đó thể hiện...
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật nổi bật, tạo nên nét đẹp độc đáo và hấp...
Qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều góc nhìn về niềm tin, về cuộc sống để từ đó mỗi...
Hủ nam là gì? Những dấu hiệu nhận biết một hủ nam chính hiệu
Bạn thường xuyên thấy cụm từ Hủ nam xuất hiện trên mạng xã hội thế nhưng lại không biết ý nghĩa...
Tổng hợp những mẩu truyện cười ngắn hại não hay nhất 2024
Truyện cười giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Hãy cùng...
Những truyện cổ tích ngắn hay, ý nghĩa dành cho bé mầm non
Tổng hợp những câu truyện cổ tích ngắn hay và có ý nghĩa nhất mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn...
Thần thoại Việt Nam là gì? 7 câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa và hay nhất
Thần thoại Việt Nam thuộc một trong những thể loại văn học dân gian, thể hiện mong muốn, khao khát...
Phân tích bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa
Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện thân cho con người Việt Nam với đầy đủ những...
AM là gì? PM là gì? Các ý nghĩa khác nhau của từ AM
Trong cuộc sống, bạn rất dễ gặp những cụm từ viết tắt, chẳng hạn như AM, PM. Vậy AM là gì? PM là...
Tóm tắt và ý nghĩa của truyện Ba chú heo con và chó sói
Truyện Ba chú heo con và chó sói là một trong những câu chuyện cổ tích thế giới hay được...
Xem nhiều nhất