Lòng tự trọng là gì? Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
Lòng tự trọng là gì? Và vì sao mỗi chúng ta cần phải có lòng tự trọng? Bởi vì lòng tự trọng giúp chúng ta gìn giữ được nhân phẩm của bản thân. Hãy cùng AnyBooks tìm hiểu về lòng tự trọng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng là một đức tính của con người. Người có lòng tự trọng biết nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng. Từ đó giúp xử lý giữ gìn nhân phẩm, danh dự cho bản thân mình.
Trong mỗi con người đều tồn tại lòng tự trọng, chỉ khác ở chỗ có người biết gìn giữ nó còn có người thì không biết giữ gìn lòng tự trọng. Lòng tự trọng chính là một yếu tố giúp xây dựng hình ảnh và nhân phẩm của một con người.
Người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản thân, luôn gìn giữ và trau dồi những phẩm chất tốt đẹp mỗi ngày
2. Vì sao nên có lòng tự trọng?
Không chỉ là thước đo phẩm giá của một con người, lòng tự trọng còn thể hiện sự liêm khiết, ảnh hưởng đến danh dự, sự tôn trọng, tín nhiệm từ mọi người. Chúng ta nên giữ lòng tự trọng để có thể phân biệt rõ ràng những giới hạn với các mối quan hệ hay trong công việc.
Đứng trước những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời nên giữ lòng tự trọng, không để nó vượt quá những giới hạn của bản thân nếu đánh mất lòng tự trọng khiến chúng ta trở nên bạc nhược, dễ mắc sai lầm, đánh mất giá trị của chính mình và dễ có xu hướng dính lấy những xu hướng sống tiêu cực.
Những người có lòng tự trọng cao luôn biết cách phấn đấu để gìn giữ nhân cách của mình cùng với đó là sự xây dựng hình ảnh tốt đẹp với mọi người, luôn trung thực với chính mình, không đi quá giới hạn của bản thân, tôn trọng những giới hạn của người khác. Người có lòng tự trọng sẽ luôn nhận được sự yêu mến, quý trọng từ đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
3. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
Luôn cố gắng bằng chính sức mình, không dựa vào sức lực, trí năng của người khác để đạt mục đích, vụ lợi cá nhân cho riêng mình.
Ăn mặc chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh. Ăn nói lịch sự, cư xử lịch thiệp, đúng mực với mọi người.
Tôn trọng mọi người (không phán xét, soi mói đời tư, dùng những lời lẽ không hay để nói về người khác khi không hiểu về họ)
Tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ mọi quy định tại nơi làm việc.
Luôn nhận những lời góp ý đúng đắn từ mọi người dành cho mình để dần hoàn thiện bản thân.
Luôn trung thực với chính mình và mọi người.
4. Biểu hiện của những người không có lòng tự trọng
Khi đủ tuổi đi làm, có đầy đủ sức khỏe, tinh thần tốt nhưng lại sống dựa dẫm.
Sống buông thả bản thân vào những cám dỗ, lối sống tiêu cực.
Không tôn trọng chính mình, không biết đặt ra những giới hạn, quy tắc sống của chính mình.
Không tôn trọng mọi người, luôn cho mình là nhất, là đúng mà không lắng nghe ý kiến của bất cứ ai.
5. Lòng tự trọng khác với tự cao, tự phụ
Tự cao, tự phụ là tính cách luôn cho bản thân là nhất, là đúng.
Người có lòng tự trọng luôn nhận thức được giá trị của chính mình, của người khác và có những hành động đúng mực. Họ luôn lắng nghe để tiếp thu ý kiến chứ không như những người mang tính tự cao, luôn cho họ là nhất, không biết lắng nghe, không biết hoàn thiện bản thân cũng như tôn trọng người khác.
Bạn cần phân biệt hai kiểu tính cách này để không mắc phải tính tự cao về bản thân, hãy sống với sự khiêm tốn hơn và có những nhận thức đúng đắn về khả năng của bản thân và quan trọng nhất là hãy thật tâm tôn trọng cũng như lắng nghe tất cả những lời góp ý của mọi người.
6. Làm thế nào để giữ lòng tự trọng?
Con người sinh ra không phải để làm người hoàn hảo, đừng quá khắt khe với chính bạn trên hành trình sống và hoàn thiện bản thân. Sẽ có những lúc phạm phải sai lầm, hãy xem đó như bài học và thay đổi để trở nên tốt hơn.
Yêu thương bản thân cũng là một cách giữ lòng tôn trọng, yêu thương bản thân trái với nuông chiều những thói quen tiêu cực. Hãy đặt ra những giới hạn trong cách cư xử với chính mình và mọi người. Yêu thương chính con người thật của mình chứ không phải đặt ra tiêu chuẩn hay so sánh chính mình với người khác.
Tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác ( và tôn trọng những quy định của nhà trường hay tổ chức bạn đang tham gia ( ví dụ về trang phục, cách ăn nói phù hợp,…)
Trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn nhân hậu, trong sáng mỗi ngày. Cần có nhận thức đúng đắn để điều chỉnh hành động của bản thân sao cho phù hợp ở mọi lúc, mọi nơi.
Lời kết
Lòng tự trọng là một phẩm chất quý giá, đáng được chúng ta gìn giữ để sống một cuộc đời thật thành công và hạnh phúc, hòa hợp trong các tất cả mối quan hệ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của AnyBooks, hy vọng những bài viết tiếp theo của chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự quan tâm theo dõi từ bạn.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay
Định vị bản thân là gì? Vì sao chúng ta cần định vị bản thân?
Bạn là ai? Vì sao chúng ta cần phải định vị bản thân? Việc xác định và định vị bản thân rất...
Phong cách là gì? Làm thế nào để xây dựng phong cách cá nhân?
Định hình được phong cách cá nhân bạn sẽ có thể làm chủ được cuộc đời mình. Phong cách cá nhân...
Giá trị của bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân
Giá trị bản thân là thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ của bạn, bạn tin rằng những điều đó quan trọng...
Phát triển bản thân là gì? Vì sao chúng ta cần phải phát triển bản thân?
Chắc hẳn bạn đã một hoặc nhiều lần nghe đến cụm từ “Phát triển bản thân”, thuật ngữ này...
Làm thế nào để giữ sự cân bằng và tích cực trong cuộc sống?
Dưới đây là một số những cách mà thường giúp mình lúc nào cũng vui vẻ, tràn đầy năng lượng, cười...
10 Việc nên làm khi thấy chán nản trong cuộc sống
Khi cảm thấy chán nản nhiều người thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực mọi thứ, vậy làm thế nào...
Làm thế nào để tìm kiếm được niềm đam mê?
Rất nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết nên làm thế nào để tìm ra và sống với chính đam mê...
10 cách giúp bạn tìm cảm hứng trong công việc
Sự lặp đi lặp lại của công việc mỗi ngày thường khiến chúng ta dễ stress và mất cảm hứng khi làm...
Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh nặng người khôn kiệm lời
“Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời” một câu châm ngôn...
Làm thế nào để trở thành người độc lập?
Để trở thành một người tự lập không còn là điều khiến bạn phải đau đầu chỉ bằng 8 cách ở...
Giá trị của bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân
Giá trị bản thân là thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ của bạn, bạn tin rằng những điều đó quan trọng...
Cái tôi là gì? Làm thế nào để hạ cái tôi của mình xuống?
Mỗi người khi sinh ra đã là một bản thể độc lập, không ai giống ai. Chính vì thế mà mỗi người...
Sống Đơn Giản Để Cuộc Sống Hạnh Phúc Hơn
Lối sống đơn giản hoá cuộc sống chính là bí quyết để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày, đơn giản mà...
Hãy Sống Ở Thế Chủ Động - Tự Tạo Cơ Hội Cho Chính Mình
Thành công chính là sự kiên trì đến cùng và nắm bắt cơ hội để đột phá. Hãy dấn thân, tìm tòi,...
Xem nhiều nhất