Giải thích câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”

Học tập là một quá trình trau dồi và tích lũy kiến thức trong quãng thời dài, luôn luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, vì tri thức là vô tận và đòi hỏi bạn phải học, học nữa và học mãi. Bên cạnh kiến thức trong sách vở, bạn có thể tiếp thu kiến thức từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay những người xung quanh để trở thành người có hiểu biết sâu rộng hơn, trưởng thành và tạo nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Giống như ông bà ta từng nói rằng: “Học thầy không tày học bạn”. Để hiểu cụ thể hơn về câu tục ngữ, mời bạn tham khảo ngay bài viết này nhé!

Học thầy không tày học bạn

Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì?

Học thầy không tày học bạn là câu tục ngữ có thể hiểu theo 2 nghĩa đen và bóng:

  • Nghĩa đen: Việc học tập, tiếp thu kiến thức từ những người thầy, cô giáo trên lớp học, giảng đường có thể sẽ không mang đến hiệu quả cao bằng việc học tập từ những người bạn hay người xung quanh chúng ta.
  • Nghĩa bóng: Ngoài việc học tập những kiến thức trong trường học, học từ thầy cô thì chúng ta có thể tiếp thu tri thức mới từ nhiều nguồn khác như anh chị em, ông bà, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp,... Đó là những người gần gũi trong cuộc sống, họ sẽ giúp ta có nhiều bài học mới mẻ và bổ ích.

Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì?

Trong một lớp học, thầy cô không thể nắm bắt hết tất cả trình độ, tình hình và quan tâm được hết tất cả học sinh, vì phải chịu trách nhiệm giảng dạy với rất nhiều học sinh khác nhau. Chính vì thế, việc học tập từ bạn bè hay những người xung quanh là rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta có thể kết luận rằng, nghĩa cốt lõi của câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn chính là chú trọng vấn đề học tập từ mọi người xung quanh. Học tập không chỉ là việc tiếp thu kiến thức trên lớp từ thầy cô mà còn là việc học hỏi từ nhiều người khác nhau trong cuộc sống hàng ngày để nâng cao tri thức cá nhân.

Học thầy không tày học bạn khuyên chúng ta điều gì?

Dừng như câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có thể là sự so sánh không cần bằng giữa vị trí của người thầy và học sinh. Tuy nhiên, câu tục ngữ này lại không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè và sự tự học trong mỗi con người chúng ta.

Học thầy không tày học bạn chỉ đúng ở một phương diện, khía cạnh và trường hợp nhất định. Khi học sinh, sinh viên học tập trên lớp thì thầy cô chính là người truyền tải những kiến thức, dạy dỗ và chỉ bảo chúng ta những điều hay lẽ phải nhưng đó chỉ là những điều cốt lõi, yếu tố quan trọng là bạn phải biết tiếp thu và áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống, công việc.

Học thầy, học bạn, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng

Bên cạnh việc học tập trên lớp, trong cuộc sống chúng ta cũng có những hoạt động giải trí, vui chơi để mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết và mở rộng kiến thức. Những việc này thầy cô đứng lớp không thể dạy bảo chúng ta, chỉ có những người bạn bè hay những người gần gũi như cha mẹ, ông bà, đồng nghiệp,.. mới có thể giúp đỡ. Bạn sẽ nhận thấy được những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau thật là dễ dàng trong lúc vui chơi hay những cuộc trò chuyện mỗi ngày. 

Tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều khi được trao đổi, học hỏi cùng bạn bè. Việc trao đổi với bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, không còn rụt rè và e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Do đó, chúng ta phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chỗ khuyết trong kiến thức của bản thân.

Bài học qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn

Mỗi chúng ta, nhất là lứa tuổi học sinh sinh viên cần chăm chỉ học hỏi, cố gắng tiếp thu những kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp. Song song đó, bạn cần phải kết hợp với khả năng suy nghĩ, tư duy của mình để nâng cao kiến thức. Chúng ta nên có thái độ tự tin, tránh việc chúng tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, chúng ta cũng hãy cố gắng và như cố để có thể biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. 

Tri thức là vô biên nên không ai có thể khẳng định là biết hết, nắm hết mọi thứ trong tay, bạn có thể giỏi hơn người khác kiến thức trong sách vở nhưng những mặt khác như cách ứng xử, kỹ năng thực hành, hiểu biết xã hội chưa chắc đã hơn những người học kém. Vì thế chúng ta không nên quá tự phụ về bản thân. Trong cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, con người phải có sự kiên trì, cố gắng, chịu khó học tập trong sách vở, đời thường và trên trường lớp, học từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến cao cả, lớn lao. Bạn hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.

Học thầy, học bạn, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng

Học tập từ bạn bè hay những người xung quanh sẽ dạy bạn những điều hay lẽ phải, nhưng chúng cũng cần ghi nhớ đến công ơn thầy cô đã từng dạy dỗ. Dân gian từng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Đó quả thật cũng là một truyền thống giá trị và tồn tại lâu đời của dân tộc.

Kết luận

Học thầy không tày học bạn là câu tục ngữ giá trị và ý nghĩa qua mỗi thời đại, đồng thời nó còn là lời nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày. Song song với việc học tập trên lớp chính là học tập từ bạn bè, sách vở, gia đình hay những người thân thiết xung quanh để mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng, giúp cuộc sống mình tốt đẹp hơn mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn. Mong rằng những bài viết sau của Bigone.vn sẽ nhận được sự quan tâm từ bạn nhé!

Advertisement

(*) Bản quyền bài viết thuộc về AnyBooks.vn. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ gồm tên người viết và AnyBooks - Kết nối tri thức. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Trang chủ: AnyBooks.vn, hoặc click: Sách hay, Nguyễn Tuân, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Thơ ca là gì, trích dẫn sách, Cái tôi là gì, Tản văn hay

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Thành ngữ “chân cứng đá mềm” có nghĩa là gì?

Thành ngữ “chân cứng đá mềm” có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ “chân cứng đá mềm” có ý nghĩa thể hiện sự kiên nhẫn, bền gan, vững chí không ngại...

Thành ngữ Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

Thành ngữ Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ

“Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” ý muốn nói người xấu tính thường làm ra vẻ mình tốt bụng...

Ăn ngược nói ngạo

Ăn ngược nói ngạo

“Ăn ngược nói ngạo” là một thành ngữ dùng để chỉ những người ăn nói kém duyên thường dùng...

Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà có đúng không? Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Con hư tại mẹ cháu...

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” ý muốn nói bản chất của con người rất khó thay đổi. Câu...

Giải thích thành ngữ Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ Mua may bán đắt

Câu thành ngữ “Mua may bán đắt” có ý nghĩa gì mà mọi người lại thường hay dùng để chúc nhau trong...

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” là câu thành ngữ dùng để chỉ những kẻ không có chính kiến, thường nghe...

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về gia đình

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về gia đình

Gia đình luôn là nơi bình yên nhất để trở về, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Những câu thành...

Advertisement
Sách hay nên đọc
Những câu Thành ngữ - Tục ngữ về thời tiết

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ về thời tiết

Ở bài viết dưới đây, AnyBooks sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều trải nghiệm mới trong các câu thành...

Thành ngữ “chân cứng đá mềm” có nghĩa là gì?

Thành ngữ “chân cứng đá mềm” có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ “chân cứng đá mềm” có ý nghĩa thể hiện sự kiên nhẫn, bền gan, vững chí không ngại...

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về gia đình

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về gia đình

Gia đình luôn là nơi bình yên nhất để trở về, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Những câu thành...

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” ý muốn nói bản chất của con người rất khó thay đổi. Câu...

Giải thích thành ngữ Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ Mua may bán đắt

Câu thành ngữ “Mua may bán đắt” có ý nghĩa gì mà mọi người lại thường hay dùng để chúc nhau trong...

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về đạo đức

Những câu Thành ngữ - Tục ngữ hay về đạo đức

Thành ngữ, tục ngữ về đạo đức sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều bài học giá trị và ý nghĩa về...

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.